Thận trọng vốn đầu tư

Biểu hiện là chỉ số phát triển công nghiệp, xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa, chỉ số quản lý mua hàng PMI và đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu tăng mạnh từ đó cho đến nay. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay so với giai đoạn đầu gia nhập WTO hoặc trước khủng hoảng, cho thấy mức tăng vẫn còn thấp hơn khá nhiều. Theo nghĩa đó, kinh tế Việt Nam có thể quay trở lại mức tăng trưởng tiềm năng, đòi hỏi phải vài năm nữa.

Nhận định về tình hình hiện nay, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh BDI, cho rằng kinh tế Việt Nam đã thoát đáy từ cuối quý 3 năm 2013 và khả năng phục hồi sẽ rõ ràng hơn trong 2014.

Biểu hiện là chỉ số phát triển công nghiệp, xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa, chỉ số quản lý mua hàng PMI và đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu tăng mạnh từ đó cho đến nay. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay so với giai đoạn đầu gia nhập WTO hoặc trước khủng hoảng, cho thấy mức tăng vẫn còn thấp hơn khá nhiều. Theo nghĩa đó, kinh tế Việt Nam có thể quay trở lại mức tăng trưởng tiềm năng, đòi hỏi phải vài năm nữa.

Nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 (5,3-5,4%) và dự báo 2 năm tới (khoảng 5,5% năm 2014 và 5,7-5,8% năm 2015), thời điểm năm nay có thể coi là "đáy" nhưng sự phục hồi ở các lĩnh vực khác nhau cũng không giống nhau.

Các chuyên gia đều cho rằng nền kinh tế chỉ có thể tốt lên thực sự vào năm 2015-2016 và điều kiện tiên quyết là nước ta phải giải quyết được các vấn đề liên quan đến nợ xấu và hoạt động của hệ thống ngân hàng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Xét về mặt đầu tư, rất khó có một sự hứng khởi quá đà, nhìn dưới góc độ các tài sản, tài chính, bất động sản, những lựa chọn tùy thuộc "khẩu vị" nhà đầu tư. Trả lời câu hỏi: Với việc nới bội chi lên mức 5,3%, phát hành thêm trái phiếu để gia tăng đầu tư, liệu lạm phát năm 2014 có tăng cao trở lại như quy luật những năm trước, là lạm phát cao - thắt chặt chính sách - kinh tế suy giảm - kích cầu - lạm phát cao?

TS. Võ Trí Thành phân tích: Việc nâng trần bội chi và phát hành trái phiếu vẫn nằm trong mục tiêu chính sách rất rõ ràng là giữ ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát dưới 7%) cũng như đảm bảo được khả năng kiểm soát nợ công. Ý tưởng ở đây là để đảm bảo tỷ lệ tổng đầu tư xã hội/GDP bằng 30%, góp phần phục hồi kinh tế, tăng trưởng (khoảng 5,7-5,8%) trong bối cảnh đầu tư tư nhân chưa phục hồi.

Tuy nhiên, các biện pháp này cũng có rủi ro nếu không phối hợp tốt với chính sách tiền tệ, tỷ giá, cộng với những biến động bất định của đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài (có thể tăng). Từ đó, nguy cơ bất ổn trở lại, dù có thể không lớn như trước đây, vẫn có thể xảy ra.

TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), nhận định: Năm 2014 sẽ có sự cải thiện nhất định trong quy mô đầu tư công nhưng không đột biến và sức ép lạm phát từ hoạt động này cũng không cao.

Lời khuyên các chuyên gia dành cho nhà đầu tư là nên tiếp tục thận trọng, bởi trong năm 2014 diễn biến kinh tế chung vẫn còn phức tạp, đan xen nhiều yếu tố bất lợi. Vì vậy, chưa nên lạc quan quá sớm khiến việc sử dụng vốn có thể bị lỡ thời cơ trong tương lai, khi nền kinh tế có nhiều tín hiệu rõ ràng hơn. Thêm vào đó, cần phải đặt năm 2014 trong một tiến trình chung, không nên chỉ nghĩ đến một loại hình hoạt động nào đặc thù, riêng biệt cho năm này.

Trước một số ý kiến băn khoăn về việc lãi suất ngân hàng đã giảm xuống khá thấp, trong năm 2014 có nên rút tiền ra và đầu tư vào các kênh khác? TS. Quách Mạnh Hào cho rằng: “Với tình hình hiện tại, kênh gửi tiết kiệm là tương đối an toàn trong bối cảnh TTCK và BĐS chưa nhìn rõ xu hướng tăng trưởng. Nói như vậy, để thấy nếu chúng ta cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro, kênh tiết kiệm có thể vẫn là sự lựa chọn của số đông”.

Trong khi đó, TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra lời khuyên: “Nếu bạn có nhiều tiền, nên để một phần ở ngân hàng, một phần đầu tư chứng khoán. Vấn đề là bạn biết cách để đầu tư chứng khoán có hiệu quả”.

Về thị trường bất động sản, GS.TS Đặng Hùng Võ nhận định thị trường này đang thoát đáy ở khu vực giá thấp, nhưng ở khu vực giá trung bình và cao vẫn chưa có câu trả lời. Trong hoàn cảnh thị trường trầm lắng, quyết định đầu tư vào bất động sản cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

“Chắc chắn cho đến nay chưa nên đầu tư vào khu vực giá trung bình và giá cao do kho tồn đọng vẫn chưa được giải quyết. Nhưng đầu tư vào khu vực giá rẻ có thể xem xét vì thị trường đang có những chuyển động tích cực trong phân khúc này” - ông Võ nói.

Các tin khác