Tăng thuế - tối kiến!

Từ tháng 11 năm ngoái, câu chuyện về ứng phó với kịch bản giá dầu thô giảm mạnh đã được Việt Nam tính tới và cho tới nay, đã có khá nhiều phân tích khác nhau về vấn đề này. Sau phiên họp về phối hợp điều hành vĩ mô giữa 4 bộ, ngành tổ chức giữa tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh, cho rằng nếu cắt giảm 30% sản lượng khai thác dầu thô có thể làm giảm tăng trưởng GDP của năm 2015 0,8-1,2%. Trong báo cáo kinh tế năm 2015 trình Quốc hội, Chính phủ tính toán GDP sẽ tăng 6,2% trên cơ sở dự toán giá dầu thô 100USD/thùng, nhưng đến nay giá dầu đã giảm xuống còn một nửa so với dự toán.
 

Cuối tuần trước, giá dầu thô thế giới tiếp tục lập đáy mới khi có thời điểm đã giảm xuống dưới 50USD/thùng. Nhu cầu giảm cùng với tuyên bố của các nước xuất khẩu dầu mỏ về việc không cắt giảm nguồn cung khiến nhiều chuyên gia dự báo giá dầu thô sẽ tiếp tục giảm xuống mốc 40USD/thùng, thậm chí 30USD/thùng. Với dự báo này, dầu thô có thể mất giá tới 60-70% so với thời điểm giữa năm 2014.

Từ tháng 11 năm ngoái, câu chuyện về ứng phó với kịch bản giá dầu thô giảm mạnh đã được Việt Nam tính tới và cho tới nay, đã có khá nhiều phân tích khác nhau về vấn đề này. Sau phiên họp về phối hợp điều hành vĩ mô giữa 4 bộ, ngành tổ chức giữa tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh, cho rằng nếu cắt giảm 30% sản lượng khai thác dầu thô có thể làm giảm tăng trưởng GDP của năm 2015 0,8-1,2%. Trong báo cáo kinh tế năm 2015 trình Quốc hội, Chính phủ tính toán GDP sẽ tăng 6,2% trên cơ sở dự toán giá dầu thô 100USD/thùng, nhưng đến nay giá dầu đã giảm xuống còn một nửa so với dự toán.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại không lo ngại như vậy. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giá dầu giảm 1USD/thùng, ngân sách Nhà nước sẽ thâm hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. Giá dầu giảm như thời gian qua sẽ làm ngân sách hụt thu vài chục ngàn tỷ đồng, nhưng bù lại giá xăng dầu trong nước giảm sẽ tác động lan tỏa tích cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Cuối tháng 12-2014, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ 2 kịch bản ứng phó với giá dầu thô, trong đó, một kịch bản giữ nguyên sản lượng khai thác dầu và một kịch bản sẽ cắt giảm sản lượng khai thác dầu ở những mỏ có giá thành cao.

Phân tích kỹ về cơ cấu khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), có thể thấy rằng kịch bản thứ hai khá khả thi và không quá ảnh hưởng. Theo tính toán của PVN, với kịch bản giá dầu ở mức 60USD/thùng, tập đoàn này sẽ hụt thu khoảng 56.000 tỷ đồng. Kịch bản xấu hơn 40USD/thùng PVN sẽ tính đến việc đóng các mỏ dầu có giá thành trên 60USD/thùng.

Hiện nay chi phí bình quân tại các mỏ dầu lớn của Việt Nam như Bạch Hổ 35USD/thùng, còn bình quân các mỏ có điều kiện địa chất phức tạp hơn, nước sâu xa bờ, trữ lượng thấp có khi lên đến 60-70USD/thùng. Nhưng số mỏ có giá thành cao hiện chỉ chiếm khoảng 450.000 tấn trên tổng số hơn 27 triệu tấn sản lượng khai thác trong năm 2014.

Ở khía cạnh khác, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng nếu giá dầu thô giảm 40%, chúng ta sẽ giảm giá đầu vào khoảng 3-3,2 tỷ USD, tương đương 60.000-65.000 tỷ đồng. Tính toán từ phía Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng cho thấy với mức giảm giá xăng dầu như hiện nay, giá thành sản xuất công nghiệp sẽ giảm trên 3%, bởi chi phí xăng dầu hiện chiếm khoảng 15% chi phí trung gian. Đây là mức giảm rất tốt giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo một tính toán khác bằng mô hình cân bằng tổng thể của chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, với giả thiết giá xăng dầu giảm 20% sẽ dẫn tới tổng chi phí trực tiếp giảm 1,41%, từ đó kéo GDP tăng xấp xỉ 1,8%. Song việc tăng GDP này cơ bản do lợi nhuận tăng và không lan tỏa nhiều đến thời kỳ kinh tế sau và nền kinh tế nói chung không được hưởng lợi nhiều.

Ở một kịch bản khác, nếu giá xăng dầu giảm dẫn đến giá sản xuất (PPI) giảm sẽ lan tỏa mạnh hơn đến nền kinh tế. Cụ thể, nếu giá xăng dầu giảm 20% sẽ dẫn tới chỉ số giá sản xuất giảm ngay trong chu kỳ sản xuất đầu tiên khoảng 0,8%. Và khi nền kinh tế sử dụng các sản phẩm đã được giảm giá làm chi phí đầu vào, giá thành ở chu kỳ này giảm tiếp 0,3-0,5%.

Như vậy, việc giá xăng dầu giảm sẽ khiến chỉ số giá sản xuất năm 2015 giảm 1,1-1,3%. Không những thế, nếu kịch bản này xảy ra, GDP sẽ tăng khoảng 2,2% và thuế gián thu sẽ tăng khoảng 3,4%; nếu tính cả lạm phát thuế gián thu sẽ tăng khoảng 8%. Từ các tính toán này, có thể thấy trong lúc doanh nghiệp đang khó khăn, việc giá dầu thế giới giảm cơ bản là thuận lợi, một dịp may hiếm có để tạo đà cho nền kinh tế trong năm 2015.

Như ĐTTC đã nhiều lần phân tích, các tính toán sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta không biết tận dụng cơ hội kích cầu, phục hồi tăng trưởng từ việc giảm giá xăng dầu. Điều hành vĩ mô phải tính tới đường dài, không nên nhìn trong ngắn hạn và Chính phủ cần tận dụng tối đa cơ hội này kích hoạt doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh.

Việc áp thuế nên ở mức độ. Tình trạng ngân sách hụt thu chắc chắn sẽ không kéo dài, hơn nữa đây chính là dịp để Chính phủ xem xét lại việc chi tiêu ngân sách hiện nay. Khi doanh nghiệp đã tốt lên, Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế hơn. Điều đáng nói, thực tế điều hành đang đi ngược sự trông đợi của giới chuyên gia và doanh nghiệp khi vừa bước sang năm mới, Bộ Tài chính đã tiếp tục tăng thuế xăng dầu trong nước gần mức trần (35% cho xăng và 30% cho dầu), đánh vào túi tiền của mọi người dân. Và điều này có thể làm họ thắt chặt chi tiêu hơn nữa.

Các tin khác