Sức ép đổi mới

Bởi trong suốt thời gian dài 2006-2010, chính sách tiền tệ - tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới lỏng để kích cầu, làm tăng trưởng tín dụng quá mức. Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng và tăng tín dụng không ngoài mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.
 

Có thể khẳng định muốn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) phải chú trọng xử lý nợ xấu, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo mới kiểm soát dòng vốn tín dụng tốt hơn.

Bởi trong suốt thời gian dài 2006-2010, chính sách tiền tệ - tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới lỏng để kích cầu, làm tăng trưởng tín dụng quá mức. Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng và tăng tín dụng không ngoài mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

Tuy nhiên, tác động tiêu cực của tăng trưởng tín dụng nhanh, kéo dài, vượt quá năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng (TCTD), dẫn đến gia tăng áp lực lạm phát, tích tụ rủi ro, yếu kém trong hệ thống NH.

Đặc biệt, một phần tín dụng đưa vào thị trường bất động sản, chứng khoán với lãi suất cho vay rất cao, khi hệ thống NHTM bị rủi ro thanh khoản, đã khiến nợ xấu phát sinh rất lớn, sở hữu chéo từ các ông chủ NH lộ diện và đến nay NHNN vẫn chưa giải quyết xong.

Cũng cần thừa nhận việc NHNN thực hiện kiểm soát chặt chẽ tín dụng từ năm 2011 đến nay đã góp phần quan trọng đưa lạm phát từ mức cao 18,13% (năm 2011) xuống còn 4% (năm 2014).

Theo đó, kinh tế vĩ mô ổn định hơn nhưng nền kinh tế phải đối mặt với một số khó khăn như sức mua yếu, lãi suất NH giảm nhưng vẫn cao nhất khu vực, doanh nghiệp khó tiêu vốn. NHNN đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai các giải pháp cơ cấu lại các TCTD theo đúng mục tiêu, định hướng.

Kỷ cương, kỷ luật trên thị trường tiền tệ được củng cố và nâng cao: Lãi suất giảm mạnh, tỷ giá, giá vàng trong nước ổn định trong tầm kiểm soát; dự trữ ngoại hối tăng mạnh; tình trạng đầu cơ, găm giữ vàng, ngoại tệ và mức độ vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế giảm bớt.

Hệ thống NH bảo đảm ổn định, thanh khoản và an toàn hệ thống được cải thiện; số lượng các NH yếu kém giảm. Một khối lượng đáng kể nợ xấu bước đầu đã xử lý và tái cơ cấu để giảm bớt rủi ro, tổn thất các TCTD, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là để tái cơ cấu NH thành công cần có thêm đột phá về xử lý nợ xấu. Cơ cấu lại hệ thống NH chỉ thành công khi gắn kết với cơ cấu lại từng NHTM, từ cơ cấu lại vốn điều lệ đến cơ cấu lại “tài sản có” và “tài sản nợ” nhằm tạo ra một hệ thống NHTM lành mạnh và hiệu quả. Khi đó mới bóc tách, xử lý hiệu quả sở hữu chéo trong hệ thống NHTM nói riêng và hệ thống tài chính nói chung.

Trong quá trình cơ cấu lại hệ thống NH, kể cả dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay giải thể, phá sản thì xử lý tài sản, đặc biệt các nghĩa vụ nợ rất phức tạp bởi quy mô rất lớn, đụng chạm đến nhiều mối quan hệ đan xen, rắc rối nên việc xác định giá trị tài sản không hề đơn giản. NHNN cần bổ sung các phương thức xử lý tài sản trước, trong và sau quá trình cơ cấu lại với một thể chế rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc hợp lý, công bằng, an toàn, chính xác và tránh thất thoát.

Theo nhiều chuyên gia, để cơ cấu tín dụng minh bạch phải tạo một thị trường tài chính lành mạnh với sự tham gia vốn hóa của nhiều kênh: chứng khoán, tín dụng, ủy thác, liên doanh… Sao cho tín dụng không còn là kênh áp đảo các kênh khác như hiện nay. Đồng thời, chấm dứt các hình thức đầu tư núp bóng dưới hình thức tín dụng, sở hữu chéo.

Quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM, hệ thống tài chính phải gắn với quá trình cơ cấu lại đầu tư, nhất là đầu tư công và lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty. Bởi hiện nay, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 20% đầu tư công và trên 30% tổng tín dụng.

Mặt khác, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tham gia đầu tư trực tiếp và gián tiếp ngoài ngành như NH, chứng khoán, bất động sản, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính… mà hiện nay việc thoái vốn còn chậm chạp, chưa được triệt để

Có thể nói, tái cơ cấu NH là quá trình đầy cam go nhằm từng bước lành mạnh hóa hệ thống NH Việt Nam; lập lại trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước về tiền tệ, hướng tới xây dựng một hệ thống NHTM hoạt động theo pháp luật, được quản lý bằng pháp luật; hoạt động phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế, từ đó mới hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới.

Các tin khác