Nợ đọng giảm vẫn lo

Kiểm tra số liệu của Kiểm toán Nhà nước, được biết thống kê của cơ quan này tính tại thời điểm cuối năm 2011, đồng thời do công bố báo cáo kiểm toán theo niên độ khá dài nên phải chăng số liệu thiếu tính cập nhật? Nếu các số liệu báo cáo trên trùng khớp, chỉ trong 1 năm rưỡi nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm hơn một nửa. Còn nhớ, cuối năm 2012, con số nợ đọng trên 90.000 tỷ đồng đã được nêu ra tại diễn đàn Quốc hội và được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới “cục máu đông” nợ xấu, cản trở dòng vốn tín dụng vào nền kinh tế.

Tháng 9-2013, Kiểm toán Nhà nước công bố con số nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương trong cả nước trên 91.000 tỷ đồng. Hơn 1 tháng sau, trong báo cáo số 480 gửi tới Quốc hội, Chính phủ cho biết tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ tính đến 30-6-2013 là 43.358 tỷ đồng tại 15.638 dự án. Tại sao chỉ trong thời gian ngắn số nợ đọng xây dựng cơ bản lại giảm nhanh như vậy?

Kiểm tra số liệu của Kiểm toán Nhà nước, được biết thống kê của cơ quan này tính tại thời điểm cuối năm 2011, đồng thời do công bố báo cáo kiểm toán theo niên độ khá dài nên phải chăng số liệu thiếu tính cập nhật? Nếu các số liệu báo cáo trên trùng khớp, chỉ trong 1 năm rưỡi nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm hơn một nửa. Còn nhớ, cuối năm 2012, con số nợ đọng trên 90.000 tỷ đồng đã được nêu ra tại diễn đàn Quốc hội và được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới “cục máu đông” nợ xấu, cản trở dòng vốn tín dụng vào nền kinh tế.

Ngay sau đó, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư làm đầu mối tổng hợp số liệu nợ đọng tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, Thủ tướng cũng ban hành Chỉ thị 27 đặt ra lộ trình đến hết năm 2015 phải giải quyết xong nợ đọng xây dựng cơ bản.

Mặc dù nợ đọng đã giảm mạnh như báo cáo của Chính phủ, nhưng so với tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ kế hoạch hàng năm, số nợ đọng xây dựng cơ bản còn chiếm tỷ lệ cao. Đối với đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 30-12-2012 chiếm 19,9% kế hoạch năm 2013 và chiếm 19,8% kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ năm 2013.

Tính đến ngày 30-12-2012 có 15 bộ, địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ cao trên 1.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, tính đến ngày 30-6-2013, nợ đọng tập trung ở khối địa phương, chiếm khoảng 93,8% tổng số nợ đọng của cả nước. Có tới 12 địa phương có số nợ đọng trên 1.000 tỷ đồng, trong đó điển hình như Hà Giang nợ 2.598 tỷ đồng, Ninh Bình 4.150 tỷ đồng, Nam Định 2.813 tỷ đồng, Thái Bình 2.783 tỷ đồng, Đà Nẵng 2.715 tỷ đồng...

Trong bối cảnh tình hình kinh tế năm 2014 được đánh giá sẽ tiếp tục khó khăn, xử lý được nợ đọng xây dựng cơ bản sẽ góp phần làm giảm nợ xấu, khơi thông dòng vốn tín dụng để kích hoạt tăng trưởng. Bên cạnh đó, xử lý nợ đọng này là một nội dung quan trọng của tái cơ cấu đầu tư công và lập lại kỷ cương trong đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời là một trong các giải pháp để ổn định tài chính vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững.

Chính vì thế, mặc dù nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm mạnh nhưng đây vẫn là một trong những “điểm nghẽn” cần tiếp tục được khai thông trong thời gian tới. Một số giải pháp cần tập trung quyết liệt mới bảo đảm xử lý xong nợ đọng xây dựng cơ bản vào năm 2015 như lộ trình đã đề ra.

Cụ thể, cần kiên quyết thực hiện nghiêm túc các quy định sau: Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao, không được làm vượt vốn; các bộ, ngành, địa phương không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện khi dự án chưa được bố trí vốn; chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn.

Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký theo quy định của Luật Đấu thầu, tránh tình trạng nợ đọng chiếm dụng vốn của nhà thầu. Bên cạnh đó, không được bố trí vốn ngân sách trung ương cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn, phê duyệt quyết định đầu tư và quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của các cấp có thẩm quyền. Cần có quy định các bộ, ngành, địa phương chỉ được bố trí vốn cho các dự án mới sau khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng.

Về dài hạn, cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư. Trong đó, tập trung rà soát lại quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố; chú trọng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để làm cơ sở đề xuất nhu cầu đầu tư trung hạn, hàng năm sát với nhu cầu thực tế, tập trung có hiệu quả.

Trong xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đảm bảo tập trung có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng theo tiến độ thực hiện của dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

Các tin khác