Nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh

Trong thương mại quốc tế, mọi hình thức mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu nước ngoài đều đi kèm nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh đối với hàng hóa nội địa. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, như bán phá giá để loại bỏ đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm thế độc quyền; bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh…
 

Việt Nam đang tham gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có FTAs thế hệ mới, với tiêu chuẩn tự do hóa cao như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam - EU (EVFTA)... Điều này đặt thị trường hàng hóa nước ta trước bối cảnh mới khi hàng rào bảo hộ bằng thuế quan được loại bỏ, hàng rào phi thuế giảm thiểu và từ đó nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu cũng tăng lên.

Trong thương mại quốc tế, mọi hình thức mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu nước ngoài đều đi kèm nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh đối với hàng hóa nội địa. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, như bán phá giá để loại bỏ đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm thế độc quyền; bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần; bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh…

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, nguy cơ hàng hóa nước ngoài nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh tại các thị trường nhập khẩu còn cao hơn. Bởi lẽ các chiến lược kinh doanh ngày càng tinh vi, phức tạp hơn; doanh nghiệp vì lợi ích kinh doanh trong dài hạn có thể thực hiện cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới nhiều bất ổn, khó khăn đã khiến doanh nghiệp phải tìm đến các phương thức cạnh tranh không lành mạnh để gia tăng lợi nhuận hoặc giảm thiểu thiệt hại.

Quá trình tự do hóa thương mại được đẩy mạnh giúp giảm bớt các rào cản và hạn chế không gian chính sách trong điều hành kinh tế của các nước nhập khẩu nhằm kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh, cũng đang khiến các hành vi này có cơ hội để gia tăng.

Thị trường hàng hóa Việt Nam không đứng ngoài thực trạng này, thậm chí nguy cơ bị cạnh tranh không lành mạnh bởi hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài có thể cao hơn một số nước khác. Nguyên nhân do những hạn chế trong nhận thức và khả năng sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM).

Trong khi đó, nước ta đang nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa vốn là đối tượng điều tra và bị áp dụng biện pháp PVTM ở nhiều thị trường nhập khẩu trên thế giới. Vì thế, việc Việt Nam cho tới nay mới có 3 vụ điều tra PVTM, chưa phản ánh một cách đầy đủ tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa trên thị trường trong nước.

Đối với các FTA đã ký kết, tham gia các FTA (trong đó có CEPT/AFTA, cốt lõi về tự do thương mại hàng hóa của AEC), Việt Nam cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của mình cho hàng hóa từ các nước đối tác bằng cách dành các ưu đãi thuế quan (loại bỏ thuế) cho các hàng hóa này.

Cùng với đó, Việt Nam cũng cam kết loại bỏ các biện pháp kiểm soát khác (các biện pháp phi thuế) cũng như hạn chế các can thiệp bất hợp lý vào dòng lưu chuyển tự do của hàng hóa từ các nước đối tác vào thị trường Việt Nam. Với những động thái này, hàng hóa từ các nước có FTA với Việt Nam đã có con đường thuận lợi và bằng phẳng để vào thị trường nội địa. Không ngạc nhiên khi kim ngạch và khối lượng nhập khẩu từ các thị trường có FTA với Việt Nam ngày càng gia tăng theo từng năm và từng lộ trình dỡ bỏ cam kết.

Đối với các FTA đang đàm phán, đặc biệt các FTA với đối tác mới (như TPP, EU…) có một số đặc điểm có thể tạo ra những tác động khác so với các FTA Việt Nam đã ký kết, ít nhất là về thương mại hàng hóa. Ở góc độ tích cực, có một số lý do để kỳ vọng các tác động từ FTA tương lai sẽ không tạo ra nguy cơ lớn hơn về cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu từ các nước này vào Việt Nam. Ở góc độ tiêu cực, các FTA này cũng tiềm ẩn nguy cơ đáng kể của hàng nhập khẩu từ đối tác FTA cạnh tranh không lành mạnh vào Việt Nam.

Tóm lại, với việc ký kết và thực hiện các FTA, đặc biệt trong thời gian tới, khi AEC được hình thành với cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ loại bỏ thuế trong khuôn khổ các nước ASEAN, FTA đã ký lần lượt hoàn tất lộ trình loại bỏ thuế; các FTA với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu hoàn tất đàm phán, đi vào thực thi, thị trường hàng hóa Việt Nam sẽ đứng trước thách thức rất lớn từ hàng hóa nước ngoài nhập khẩu, trong đó có các thách thức đến từ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các đối tác.

Các tin khác