Luật không cấm và luật cho phép?

Có thể hoạt động NH là lĩnh vực “nhạy cảm”, bởi từ “nhạy cảm” không cụ thể trong các quy định. Cũng chính vì vậy mà sau vụ “bầu Kiên” nhiều NH đang rất lo sợ, có thể hoạt động của mình bị “sờ gáy” hay bị bắt bất cứ lúc nào vì tội “kinh doanh trái phép”, bởi trong giấy phép hoạt động NH ghi rất chung chung, như “được phép hoạt động các nghiệp vụ của một NH”, thậm chí nhiều giấy phép thời thập niên 90 vẫn còn viết bằng tay. Và chiếu theo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) hiện hành cũng như dự thảo thông tư sửa đổi một điều của Thông tư 40, hơn 90% hoạt của các NH hiện nay đều kinh doanh trái phép.
 

Theo tinh thần của Hiến pháp, thông lệ của nhiều nước cũng “luật bất thành văn”, doanh nghiệp đều hiểu rằng được kinh doanh những gì pháp luật không cấm, ngoại trừ những lĩnh vực thuộc diện “nhạy cảm”. Tuy nhiên, qua vụ xét xử “bầu Kiên” về tội “kinh doanh trái phép”, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng (NH) phải được hiểu theo nghĩa “chỉ được phép kinh doanh những gì luật cho phép”.

Có thể hoạt động NH là lĩnh vực “nhạy cảm”, bởi từ “nhạy cảm” không cụ thể trong các quy định. Cũng chính vì vậy mà sau vụ “bầu Kiên” nhiều NH đang rất lo sợ, có thể hoạt động của mình bị “sờ gáy” hay bị bắt bất cứ lúc nào vì tội “kinh doanh trái phép”, bởi trong giấy phép hoạt động NH ghi rất chung chung, như “được phép hoạt động các nghiệp vụ của một NH”, thậm chí nhiều giấy phép thời thập niên 90 vẫn còn viết bằng tay. Và chiếu theo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) hiện hành cũng như dự thảo thông tư sửa đổi một điều của Thông tư 40, hơn 90% hoạt của các NH hiện nay đều kinh doanh trái phép.

Thực ra hoạt động của một NH rất đa dạng chứ không đơn thuần huy động vốn và cho vay, các nghiệp vụ rất nhiều như phái sinh tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ, ủy thác, nhận ủy thác, bảo hiểm, quản lý tài sản, kinh doanh vàng, chứng khoán, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, nhận giữ đồ, bao thanh toán…

Trong khi giấy phép hoạt động hiện hành của NH không ghi chi tiết. Và hầu như các NH đều hiểu theo nghĩa “kinh doanh những gì pháp luật không cấm” nên không phải xin giấy phép cho mỗi loại hình nghiệp vụ. Tuy nhiên, theo quan điểm của cơ quan quản lý ngành NH và cơ quan thi hành pháp luật qua vụ “bầu Kiên”, những hoạt động nghiệp vụ không ghi trong giấy phép và không có hướng dẫn của cơ quan quản lý ngành NH thì các TCTD không được làm. Hay chiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp mới sửa đổi, các hoạt động của NH phải được đăng ký cụ thể từng danh mục hoạt động. Điều này đồng nghĩa hầu hết các NH phải đăng ký lại giấy phép kinh doanh.

Có ý kiến cho rằng, do phần nào ảnh hưởng sau vụ án “bầu Kiên” nên NHNN đã soạn thảo thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư 40 ngày 15-12-2011, quy định về cấp giấy phép và các hoạt động của TCTD. Theo đó, tất cả giấy phép hoạt động của NH (cấp đổi và cấp mới nếu TCTD có nhu cầu) chia làm 3 nhóm: Thứ nhất, các hoạt động cơ bản, tối thiểu mà các NH được thực hiện ngay từ đầu khi có giấy phép thành lập và đã hoạt động.

Thứ hai, các hoạt động ghi trong giấy phép nhưng việc thực hiện chỉ được tiến hành khi có văn bản hướng dẫn liên quan.

Thứ ba, các nghiệp vụ ghi vào giấy phép khi NH có đề nghị nhưng phải chứng minh được khả năng đáp ứng. Nhưng thực ra, trước đó những điều này cơ bản này đã được đưa vào Điều 90 của Luật Các TCTD sửa đổi năm 2010.

Theo đó, tất cả các TCTD không được tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động NH, hoạt động kinh doanh khác ghi trong giấy phép được NHNN cấp. Mặc dù lúc đó các NH và luật sư phản đối, bởi họ cho rằng Luật Các TCTD 2010 đang đi thụt lùi so với Luật Các TCTD 1997.

Chẳng hạn Khoản 37, Khoản 60 và Thông tư 03/2007 của NHNN: Cho phép các NH được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động mặc dù các nghiệp vụ này không ghi trên giấy phép, chỉ cần được NHNN chấp thuận bằng văn bản hoặc đã có những văn bản quy định thực hiện các nghiệp vụ đó. Nhưng cuối cùng luật vẫn được thông qua và có hiệu lực năm 2011, các NH vẫn lặng lẽ thực hiện theo quy trình cũ, NHNN vẫn không giám sát hay chế tài và cho đến khi xảy ra vụ án “bầu Kiên”, sự việc này mới nóng lên.

Như vậy thời điểm này các NH vừa tái cấu trúc mô hình hoạt động, vừa phải “tái cấu trúc” các loại giấy phép con (nếu không muốn đổi lại giấy phép mới).  Tuy nhiên, muốn có được các loại giấy phép cho hoàn chỉnh cũng không phải là điều dễ dàng, bởi chắc chắn các hoạt động này sẽ gây khó khăn và phiền toái cho NH như mất thời gian đi lại, đội thêm nhiều giấy phép con… và quan trọng hơn cả là sẽ tạo điều kiện cho cơ chế xin-cho.

Có thể lấy đơn cử như những NH được cấp giấy phép trong nhóm 2 và nhóm 3, mặc dù ai cũng biết loại hình nghiệp vụ bị xếp vào 2 nhóm này rất phức tạp và có độ rủi ro cao, nhất là nghiệp vụ phái sinh tỷ giá, phái sinh tiền tệ, phái sinh vàng…

Một điều cũng gây khó khăn cho các NH khi xin phép là các loại hình nghiệp vụ mới mà nội dung của nó chưa được xác định rõ ràng, bởi cơ quan quản lý ngành sẽ không cấp phép, trừ trường hợp xét thấy cần thiết mới cấp phép nhưng chỉ được thực hiện thí điểm trong thời điểm nhất định bằng một văn bản riêng. Những ràng buộc này cho thấy không cụ thể mà rất chung chung, điều này phụ thuộc vào trình độ và bản lĩnh của người quản lý, phải am hiểu về các loại hình nghiệp vụ mới mới dám cấp phép.

Các tin khác