EVFTA thúc đẩy cải cách thể chế Việt Nam

(ĐTTCO).- Tại hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA): Ngụ ý chính sách và đổi mới thể chế” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng 20-1, các chuyên gia nhận định, EVFTA mang lại cơ hội thịnh vượng cho quốc gia và các doanh nghiệp, song để tận dụng được những cơ hội này thì việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định.

(ĐTTCO).- Tại hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA): Ngụ ý chính sách và đổi mới thể chế” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng 20-1, các chuyên gia nhận định, EVFTA mang lại cơ hội thịnh vượng cho quốc gia và các doanh nghiệp, song để tận dụng được những cơ hội này thì việc cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định.

 

Ông Hoàng Văn Phương, Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, mục tiêu của Việt Nam là EVFTA sẽ được đưa vào thực hiện vào năm 2018. Hiện nay, hiệp định đang trong giai đoạn rà soát pháp lý.

Đánh giá về hiệu quả dự kiến của EVFTA đối với Việt Nam, ông Hoàng Văn Phương cho rằng, Việt Nam sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh do tính kinh tế quy mô; gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác lợi ích của FTA; đồng thời, chắc chắn có các cải cách về thể chế, chính sách làm tăng tính dự đoán và giảm rủi ro; sự bổ trợ từ các nguồn sản xuất chất lượng cao và sự bổ trợ do tăng cường cạnh tranh tích cực…

Đại diện cho nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo tại hội thảo, ông Trần Toàn Thắng, Phó Trưởng ban, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) nói: “Giống như TPP, những cam kết trong EVFTA không chỉ giới hạn trong phạm vi loại bỏ thuế quan và tạo thuận lợi cho thương mại, mà sâu rộng hơn nhiều”.

Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam, theo các chuyên gia CIEM, là mặc dù Chính phủ Việt Nam đã dành sự quan tâm rất lớn cho việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, song Việt Nam vẫn nằm trong nửa cuối của bảng xếp hạng. Chỉ số giao dịch qua biên giới vào năm 2016 thậm chí còn giảm một bậc, từ đứng thứ 98 xuống 99 trên 189 quốc gia được xếp hạng. Mặc dù có nhiều nỗ lực để cải cách thủ tục hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại theo các Nghị quyết 19 năm 2014, 2015 và 2016, sự hỗ trợ của Việt Nam trong thương mại chưa được cải thiện nhiều…

Một số khuyến nghị chính sách đã được các nhà nghiên cứu CIEM đưa ra, bao trong đó một đề xuất quan trọng là Chính phủ cần xây dựng chiến lược quốc gia về cải cách thể chế và điều chỉnh chính sách. Bước tiếp theo là xác định các nhóm dễ bị tổn thương của việc thực hiện FTA và có cơ chế cần thiết để hỗ trợ cho nhóm người đó; đặc biệt là các quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tự nguyện. Chính phủ cũng cần thiết lập một quỹ để giải quyết những hậu quả của việc dịch chuyển lao động. Quy định liên quan đến di cư trong nước cần được loại bỏ; đồng thời, đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ cho người di cư về nhà ở và giáo dục…

Nhìn chung, EVFTA đang đòi hỏi Việt Nam thực hiện những cam kết “đằng sau biên giới”, bao gồm cách thức Nhà nước ban hành pháp luật, mối quan hệ giữa nhà đầu tư và Nhà nước, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM đánh giá, EVFTA rất quan trọng với Việt Nam, dù Hiệp định đã không còn trọn vẹn khi nước Anh rời khỏi châu Âu. Sự kiện Brexit đã khiến Việt Nam mất đi một thị trường lớn. Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới hiện tại cũng có những thay đổi so với khi EVFTA được ký kết năm 2015...

Các tin khác