Cản trở sáng tạo doanh nghiệp

(ĐTTCO) -Bộ Luật hình sự 2015 đã phải lùi thời gian thực hiện với một trong những lý do quan trọng là Điều 292 (về “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông”) chưa thực sự phù hợp và có nguy cơ cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính vì vậy, dự thảo sửa đổi bộ luật này cũng đã loại bỏ Điều 292 khi xây dựng. Tuy nhiên, dự thảo lại đưa vào quy định hình sự hóa tội trung gian thanh toán trên mạng trái phép. Điều này tiếp tục gây lo ngại cho cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp.

(ĐTTCO) -Bộ Luật hình sự 2015 đã phải lùi thời gian thực hiện với một trong những lý do quan trọng là Điều 292 (về “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông”) chưa thực sự phù hợp và có nguy cơ cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính vì vậy, dự thảo sửa đổi bộ luật này cũng đã loại bỏ Điều 292 khi xây dựng. Tuy nhiên, dự thảo lại đưa vào quy định hình sự hóa tội trung gian thanh toán trên mạng trái phép. Điều này tiếp tục gây lo ngại cho cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp.

Theo Điều 292 Bộ Luật hình sự 2015, người nào cung cấp một trong các dịch vụ: kinh doanh vàng trên tài khoản; sàn giao dịch thương mại điện tử; kinh doanh đa cấp; trung gian thanh toán; trò chơi điện tử trên mạng; và các loại dịch vụ khác theo quy định của pháp luật trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép có khả năng bị truy tố hình sự.

Do đó, việc lại tiếp tục “gài” điều khoản để hình sự hóa tội trung gian thanh toán trái phép trên mạng đã gây ra phản ứng từ nhiều doanh nghiệp. Khi lấy ý kiến các doanh nghiệp có liên quan qua thư điện tử và tổ chức tọa đàm lấy ý kiến, đại diện các doanh nghiệp, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ý kiến chung đều không đồng tình với viêc bổ sung quy định này.

Thực tế việc lợi dụng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện các hành vi phạm tội khác đã được quy đinh tại các tội danh khác. Thí dụ, hành vi lợi dụng dịch vụ trung gian thanh toán để chiếm đoạt tài sản đã được quy định tại Điều 290 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; hành vi lợi dụng dịch vụ trung gian thanh toán để trốn thuế đã được quy định tại Điều 200 về tội trốn thuế; hành vi lợi dụng dịch vụ trung gian thanh toán để rửa tiền đã được quy định tại Điều 324 về tội rửa tiền. Như vậy, nếu hành vi cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán trái phép nhằm thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội như chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, rửa tiền... đều có quy định khác của Bộ Luật hình sự xử lý.

Đối với hành vi cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán trái phép không nhằm thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, như chiếm đoạt tài sản, trốn thuế... chỉ đơn thuần là người cung cấp dịch vụ chưa làm thủ tục hành chính để xin phép hoặc điều chỉnh giấy phép. Việc chưa làm một thủ tục hành chính (không nhằm mục đích gây hại và cũng chưa gây thiệt hại thực tế) chỉ nên dừng lại ở mức xử lý hành chính. Bên cạnh đó, việc ngăn cản hành vi cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán trái phép đã có biện pháp bảo đảm thực thi hiệu quả tại quy định của Ngân hàng Nhà nước. Các vấn đề khác có thể phát sinh của hoạt động trung gian thanh toán cũng đã được hệ thống ngân hàng kiểm soát, lưu trữ thông tin tạo điều kiện cho công tác điều tra khi có sai phạm.

Việc cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán đòi hỏi sự sáng tạo và thử nghiệm. Các doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc sáng tạo ra một sản phẩm dịch vụ giúp tăng tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt. Sản phẩm này cần được thử nghiệm về tính năng, độ an toàn và tiện dụng cho người dùng, trước khi triển khai rộng rãi trên thực tế. Trong quá trình sáng tạo và thử nghiệm ban đầu, bản thân doanh nghiệp cũng không biết được liệu sản phẩm của mình có được chấp nhận hoay bị vứt bỏ.

 

Vì thế, việc quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trái phép sẽ làm gia tăng đáng kể rủi ro pháp lý đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, cản trở sự sáng tạo và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường. Không những vậy, hiện nay thủ tục cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán còn nhiều phức tạp, thường phải mất vài năm mới xin được giấy phép. Khi hệ thống cấp phép còn nhiều vướng mắc đã xử lý quá nặng hành vi cung cấp dịch vụ không có phép, sẽ khiến doanh nghiệp không dám đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng này.

Hiện nay, dịch vụ trung gian thanh toán đang được khuyến khích do có tác dụng làm giảm tiền mặt trong lưu thông. Điều này giúp làm minh bạch và lành mạnh hóa nền tài chính của quốc gia. Khi các giao dịch đều được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử sẽ giúp kiểm soát được doanh thu, thu nhập của tổ chức, cá nhân, từ đó chống thất thu thuế, chống tham nhũng, rửa tiền, đánh bạc, mua bán ma túy, vũ khí, tài trợ khủng bố... Do đó, quy định phạt quá mức sẽ làm chậm sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh toán, từ đó có thể ảnh hưởng đến các lợi ích nêu trên.

Các tin khác