Yen Nhật khó giảm giá?

Lo ngại yen mạnh sẽ ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu vốn giữ vai trò thiết yếu của nền kinh tế Nhật Bản, có thể sẽ kéo chậm lại tiến trình hồi phục sau thiên tai động đất và sóng thần hồi tháng 3, Nhật Bản vừa đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối. Đây là lần thứ 4 trong vòng 14 tháng qua Nhật bản thực hiện động thái này để kéo giá nội tệ giảm mạnh so với USD và EUR.

Lo ngại yen mạnh sẽ ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu vốn giữ vai trò thiết yếu của nền kinh tế Nhật Bản, có thể sẽ kéo chậm lại tiến trình hồi phục sau thiên tai động đất và sóng thần hồi tháng 3, Nhật Bản vừa đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối. Đây là lần thứ 4 trong vòng 14 tháng qua Nhật bản thực hiện động thái này để kéo giá nội tệ giảm mạnh so với USD và EUR.

Nhật Bản khó có thể đơn phương ngăn chặn đà tăng giá yen.

Nhật Bản khó có thể đơn phương ngăn chặn
đà tăng giá yen.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Jun Azumi ra lệnh bắt đầu bán yen vào giữa phiên giao dịch sáng 31-10 sau khi tỷ giá đồng tiền này lên mức 1USD=75,32 yen, cao nhất kể từ Thế chiến thứ 2.

Ông Azumi nhấn mạnh: "Mặc dù tôi đã nhiều lần nhắc lại rằng chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp quyết định nhằm ngăn chặn các hoạt động đầu cơ trên thị trường, nhưng những hành vi đó vẫn tiếp diễn. Do đó, tôi đã ra lệnh can thiệp vào thị trường tiền tệ”.

Ông Azumi không cho biết chi tiết về quy mô của lần can thiệp này nhưng tuyên bố việc can thiệp là đơn phương và sẽ tiếp tục cho đến khi đạt kết quả mong muốn. Đến giữa ngày 31-10, USD bật lên trên 79 yen và EUR cũng tăng giá tương tự từ 107,06 yen lên 111,25 yen. TTCK cũng bật lên nhưng không duy trì được lâu do nhà đầu tư cho rằng yen sẽ nhanh chóng tăng giá trở lại.

Trong bối cảnh khả năng Trung Quốc ngừng ghìm giá NDT ở mức thấp, động thái trên của Nhật Bản đã không được chào đón. Theo nhiều nhà kinh tế, việc Nhật Bản đơn phương can thiệp thị trường ngoại hối để làm yếu nội tệ cho thấy sự bế tắc trong khả năng phối hợp chính sách kinh tế toàn cầu.

Điều này diễn ra chỉ vài ngày trước buổi họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo hàng đầu G20 tại Cannes (Pháp). Cuối tuần này, cuộc họp thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra mà một trong những vấn đề quan trọng được đề cập là hợp tác nhằm tránh bùng nổ chiến tranh tiền tệ.

Các nước G7 nỗ lực kiềm giá yen sau khi Nhật Bản bị “tam tai” động đất-sóng thần-hạt nhân. Nhật Bản là thành viên G7, chịu sự ràng buộc khả năng can thiệp tiền tệ, không thể linh động áp đặt “mức trần” như kiểu Thụy Sĩ đã làm với franc nên đã chọn cách tung hàng tỷ yen ra bán, nhưng ngay cả động thái này cũng bị chỉ trích như một sự “bất hợp tác”.

Lần này, Chính phủ Nhật Bản mạo hiểm can thiệp tỷ giá nhưng nỗ lực này của Nhật Bản được đánh giá như “gió lùa nhà trống”. Bởi sang ngày 2-11, tỷ giá yen gần như đã trở lại mức trước khi được can thiệp với 1EUR=107,1yen, 1USD=78,1yen.

Diễn biến tương tự đợt can thiệp ngày 4-8, sau khi Nhật Bản bán ra con số kỷ lục 4.500 tỷ yen và mua lại USD, yen lập tức sụt giá nhưng trong vòng 1 tuần sau lại lên cao hơn mức trước khi can thiệp.

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản cũng có quan điểm của riêng mình, họ lo sợ khi yen tăng giá quá cao, các công ty sản xuất sẽ chuyển sản xuất ra ngoài Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt trong khi Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế.

Nhật Bản lại vừa hứa viện trợ khẩn cấp cho các công ty có nhà máy tại Thái Lan hư hại vì trận lụt lịch sử. Việc trợ giúp bao gồm gia hạn các khoản cho vay và chương trình bảo hiểm thương mại. Trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng bảo đảm một số nợ của Chính phủ Thái Lan.

Đó là chưa kể Chính phủ Nhật Bản đã chấp thuận một dự thảo ngân sách phụ trội trị giá 157 tỷ USD nhằm giúp chi trả cho công tác tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần ở vùng Đông Bắc. Nội các Nhật Bản cũng phân bổ 26 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp đối phó với tình trạng yen tăng giá - khoản ngân sách phụ trội lớn thứ hai, chỉ đứng sau khoản giải ngân năm 2009 để xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Hiện nay trong bối cảnh các thị trường đang lo ngại cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng euro (Eurozone), sự trì trệ kinh tế Hoa Kỳ mới đây bị bồi thêm sự kiện MF Global (Hoa Kỳ) phá sản, yen Nhật Bản nổi lên như nơi trú ẩn an toàn.

Vì thế Nhật Bản có thể sẽ lại can thiệp tỷ giá, nhưng với tình hình trên, xem ra Nhật Bản khó có thể đơn phương ngăn chặn đà tăng giá của yen.

Các tin khác