Tưng bừng đám cưới hoàng gia

Hoàng tử vương quốc Anh William (người trong dòng thừa kế ngai vàng) và nàng ”Lọ lem” Catherine (Kate) Middleton sẽ kết hôn vào ngày 29-4 tới. Nước Anh đang tưng bừng đón chờ ngày lễ trọng đại. Trong lúc này, đám cưới hoàng gia Anh trở thành cơn sốt trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng toàn thế giới.

Hoàng tử vương quốc Anh William (người trong dòng thừa kế ngai vàng) và nàng ”Lọ lem” Catherine (Kate) Middleton sẽ kết hôn vào ngày 29-4 tới. Nước Anh đang tưng bừng đón chờ ngày lễ trọng đại. Trong lúc này, đám cưới hoàng gia Anh trở thành cơn sốt trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng toàn thế giới.

Hoàng tử vương quốc Anh William (người trong dòng thừa kế ngai vàng) và nàng ”Lọ lem” Catherine (Kate) Middleton
Hoàng tử vương quốc Anh William (người trong dòng thừa kế ngai vàng)
và nàng ”Lọ lem” Catherine (Kate) Middleton

Giữa gam màu xám xịt của cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra  khắp nơi, thì đám cưới hoàng gia Anh là một sự kiện toàn cầu chung vui. Các hãng thông tấn lớn như BBC, Telegraph, Vogue, Yahoo News… lập hẳn chuyên mục “Đám cưới hoàng gia” xem như một vấn đề thời sự quan trọng được cập nhật liên tục. Lễ cưới sẽ diễn ra tại thánh đường Westminster Abbey, nữ hoàng Elizabeth (bà nội chú rể) và hoàng gia ngồi hàng ghế đầu, phía bên kia là hàng ghế gia đình cô dâu Middleton. Danh sách 1.900 khách mời được công bố, hiện diện đầy đủ những ông hoàng, bà hoàng các quốc gia Đan Mạch, Na Uy, Tây Ban Nha, Marocco, Nhật Bản, Thái Lan và các ngôi sao làng giải trí, thể thao như Sir Elton John, vợ chồng David Beckham… Tuy nhiên, sự thiếu vắng những nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và cả Thủ tướng Anh David Cameron cho thấy Hoàng gia Anh không muốn biến đám cưới thành cuộc họp Liên hiệp quốc.

Nhưng về mức độ quan tâm của công chúng, có lẽ đây là sự kiện được theo dõi nhiều nhất. Riêng Hãng thông tấn BBC (Anh) đã cử hơn 500 nhà báo đưa tin xung quanh sự kiện. Bên cạnh đó, ước tính có khoảng 8.000 phóng viên cùng đội ngũ kỹ thuật từ các châu lục hướng về London. Những vị trí “vàng” trên các tòa cao ốc có thể ghi hình lễ cưới đã bị làm giá hoặc đấu giá cho thuê. Lễ cưới sẽ được truyền hình trực tiếp tới hàng chục quốc gia, dự kiến khoảng 2 tỷ người xem tường thuật trực tiếp trên truyền hình, gấp 3 lần lễ cưới năm 1981 của cha mẹ Hoàng tử William.

Tại Mexico, một cô gái 19 tuổi đã tuyệt thực trước Đại sứ quán Anh để bày tỏ nguyện vọng được tới London dự đám cưới. Sau 16 ngày và sụt 8kg, cuối cùng cô đã được toại nguyện. Trước đó, 15.000 người đã tụ họp tại Blackburn chào mừng cặp đôi Hoàng tử William và cô Kate Middleton.

Giới chuyên gia kinh tế hân hoan nhận định đám cưới Hoàng gia là dịp kích thích tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế. Trên 600.000 du khách trong và ngoài nước sẽ về London và chi tiêu khoảng 66-82 triệu USD. Vào ngày 29-4, người dân Anh sẽ mở 5.500 bữa tiệc mừng trên đường phố. Liên minh bán lẻ Anh mong đợi dân chúng chi tiêu khoảng 800 triệu USD mua sắm thực phẩm, đồ uống, quà cáp trong dịp này. Nhiều sản  phẩm “ăn theo” như xếp hình lego “đám cưới hoàng gia”, bánh pizza hình cô dâu chú rể, bia “Kiss me Kate”, búp bê, phòng khách sạn với bộ chăn gối in hình William-Kate.

Ước tính chi phí đám cưới gần 50 triệu USD. Hoàng gia Anh, với khoản đóng góp của gia đình triệu phú Middleton, sẽ trang trải các chi phí cưới xin, bao gồm phí lễ cưới tại tu viện Westminter Abbey, hoa, quần áo, rước dâu bằng xe ngựa truyền thống, tiếp tân, tiệc tối. Chính phủ Anh sẽ đài thọ phần còn lại, kể cả điều động 5.000 cảnh sát bảo vệ an ninh. dự trù công tác an ninh sẽ tốn 35 triệu USD. 29-4 được công bố là ngày nghỉ lễ quốc gia. Nếu người dân nghỉ 1 ngày, nền kinh tế sẽ mất hơn 9 tỷ USD. Nhưng có lẽ 2 nhân vật chính chẳng để ý đến những tính toán được-mất về kinh tế. Cả hai đã yêu cầu quan khách thay vì tặng quà hãy đóng góp cho các quỹ từ thiện được lựa chọn.

(Tổng hợp)

Các tin khác