Trốn thuế 21.000 tỷ USD/năm

Theo phúc trình của Mạng lưới Tư pháp Thuế (TJN) công bố vào cuối tháng 7, có ít nhất 21.000 tỷ USD tài sản trốn thuế tư nhân được đầu tư vào các thiên đường né thuế trên khắp thế giới năm 2010. Để dễ hình dung, con số này bằng hơn 1/4 tổng GDP toàn cầu, bằng GDP của Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.

Theo phúc trình của Mạng lưới Tư pháp Thuế (TJN) công bố vào cuối tháng 7, có ít nhất 21.000 tỷ USD tài sản trốn thuế tư nhân được đầu tư vào các thiên đường né thuế trên khắp thế giới năm 2010. Để dễ hình dung, con số này bằng hơn 1/4 tổng GDP toàn cầu, bằng GDP của Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.

James Henry, tác giả phúc trình, nói: “Chúng tôi nghĩ con số này chỉ tương đương khoảng 90% các tài sản né thuế trong thực tế”. Có sự chênh lệch này do phúc trình chỉ mới tính đến tài sản tài chính (các khoản tiền gửi trong ngân hàng và đầu tư), chưa “sờ” đến các tài sản khác như nhà đất, du thuyền.

Để tính ra con số trên, TJN nghiên cứu các tài sản hải ngoại dưới dạng quản lý tiền gửi và tài sản tạm giữ của 50 ngân hàng cá nhân hàng đầu thế giới. “Chúng tôi xây dựng hình mẫu của 139 nước đang phát triển trong vòng 30 năm qua, những hình mẫu phức tạp nhất từ trước đến nay về việc theo dõi nguồn vốn vào ra và giá trị của các tài sản hải ngoại” - Henry nói.

Mỗi năm có ít nhất 21.000 tỷ USD tài sản trốn thuế được tuồn vào các thiên đường né thuế toàn cầu.

Mỗi năm có ít nhất 21.000 tỷ USD tài sản trốn thuế được tuồn vào các thiên đường
né thuế toàn cầu.

Số tài sản trốn thuế khổng lồ trên chỉ đến từ 0,14% dân số thế giới (chưa tới 10 triệu người). Tiếp tay cho hành vi trốn thuế của các tay siêu giàu này là các tập đoàn tài chính lớn, các công ty kế toán và các văn phòng luật.

Những ngân hàng nổi tiếng toàn cầu như UBS, Credit Suisse, Goldman Sachs, Bank of America và HSBC đã tham gia quản lý hầu hết số tài sản trốn thuế khổng lồ trên. Theo chỉ số Anh ninh Tài chính (FSI) năm 2011, Thụy Sĩ, Cayman Islands, Luxembourg, Hồng Công và Singapore là những điểm đến hấp dẫn nhất bởi mức thuế thấp lý tưởng.

Nếu đánh thuế đủ, các chính phủ có thể thu về mỗi năm thêm 190-280 tỷ USD tiền thuế. “Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đuối sức theo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, các khoản trốn thuế khổng lồ này đủ sức tạo ra những thay đổi đáng kể đối với tình hình tài chính ở nhiều nước” - Henry nói.

Đáng chú ý, sự quan liêu của các chính phủ cũng là nguyên nhân tiếp tay cho hoạt động trốn thuế. Ronnie Ludwig, thuộc Công ty Kế toán Saffery Champness ở Edinburgh và là cựu thanh tra thuế đặc trách các hoạt động trốn thuế, nói: “Vấn đề thực tế là sự thiếu minh bạch.

Các chính phủ khắp thế giới cần xem lại vai trò của họ trong việc chống trốn thuế. Trong một số trường hợp, họ nhắm mắt trước những gì đang diễn ra trước cửa và thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc trốn thuế”. Ông tin rằng vấn đề chỉ được giải quyết khi có sự hợp tác toàn cầu vì đường đi của tài sản trốn thuế rất phức tạp và trải rộng khắp thế giới.

“Các công ty thường có những đơn vị ủy thác ở nước ngoài, người hưởng lợi từ các đơn vị ủy thác này có thể là một loạt công ty hải ngoại ở nhiều nơi trên thế giới” - Ludwig nói. “Những giám đốc của các công ty này sẽ dựa trên sự khác biệt trong hệ thống pháp lý giữa các nước để tìm ra kẽ hở giúp họ tránh được sự theo dõi của các cơ quan thuế. Đây là một mê cung khiến việc theo dõi trốn thuế vô cùng khó”.

Để giải quyết tình trạng này, GS. kinh tế và luật của Đại học Columbia University, Jagdish Bhagwati cho rằng trước hết cần phát triển được cơ chế trao đổi thông tin tự động giữa các nước. Tuy nhiên, hiện tồn tại một khoảng cách lớn trong việc chia sẻ thông tin giữa các nước phát triển và đang phát triển.

“Hoa Kỳ chia sẻ với Canada, Anh và khoảng 20 nước phát triển khác, nhưng khi Mexico muốn biết được cùng thông tin họ đã chia sẻ với Canada về những tài khoản tiền gửi của người Mexico, họ lại từ chối” - ông nói. GS. Bhagwati còn tin rằng ngoài những nơi được mệnh danh từ trước đến nay là những “thiên đường né thuế” như Vanuatu hay Cayman Islands, cần chú ý đến những trung tâm tài chính toàn cầu như Hoa Kỳ và London.

Chẳng hạn, năm 2008, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) xếp Hoa Kỳ là nơi có hệ thống pháp lý bí mật nhất, trên cả Thụy Sĩ, Luxembourg và Cayman Islands.

Các tin khác