Nóng ngoài, lạnh trong

Trong mọi thời kỳ, vàng luôn được xem là một “hòn đảo trú ẩn an toàn” khi thị trường thế giới nổi sóng. Cuối tuần qua, giá vàng thế giới đã liên tục tăng khi những thông tin về khủng hoảng hạt nhân và tình hình chiến sự tại Libya tiếp tục căng thẳng được công bố. Những diễn biến này nhiều khả năng sẽ tiếp tục phức tạp trong tuần này.

Trong mọi thời kỳ, vàng luôn được xem là một “hòn đảo trú ẩn an toàn” khi thị trường thế giới nổi sóng. Cuối tuần qua, giá vàng thế giới đã liên tục tăng khi những thông tin về khủng hoảng hạt nhân và tình hình chiến sự tại Libya tiếp tục căng thẳng được công bố. Những diễn biến này nhiều khả năng sẽ tiếp tục phức tạp trong tuần này.

Bất ổn chính trị Libya và thảm họa Nhật Bản đẩy giá vàng tăng

Thứ sáu tuần trước, giá vàng đã tăng hơn 0,5% sau khi thị trường chứng khoán phục hồi mạnh mẽ, giá dầu thô tăng cao vì lý do chính trị và chiến sự ở Bắc Phi và Trung Đông, trong khi đó khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản đang có dấu hiệu lan rộng. Hiện nay thông tin đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trên thị trường vàng thế giới là Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết cho phép không kích vào Libya để ngăn chặn sự tấn công của quân đội chính phủ Muammar Gaddafi vào phe nổi dậy. Trong khi đó ở Nhật Bản, các kỹ sự đang nỗ lực phục hồi một đoạn dây cáp nhằm kích hoạt lại hệ thống bơm nước lạnh để làm nguội các lò phản ứng, ngăn chặn sự rò rĩ phóng xạ ra bên ngoài. Tất cả những thông tin này đã làm giá vàng thế giới cuối tuần rồi tăng thêm 7,3USD/oz.

Xu hướng đầu cơ giá lên bắt đầu hình thành nhằm cố gắng chinh phục đỉnh cao lịch sử của giá vàng là 1.444USD/oz được thiết lập cách đây ít lâu. Giá vàng giao sau trên thị trường COMEX đã thêm 6,8USD/oz đẩy mức giá vàng giao tháng 4 lên 1.411USD/oz, điều này cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư thế giới đối với xu hướng tăng giá vàng trong ngắn hạn khá vững chắc.

Thị trường vàng vật chất tuần này sẽ chịu tác động mạnh nhất từ các phản ứng khác nhau của các nhà đầu tư xuất phát từ vấn đề khủng hoảng hạt nhân. Trước hết, cuộc khủng hoảng làm tăng nhu cầu vàng vật chất ở Nhật Bản. Phí giao dịch vàng miếng ở thị trường Tokyo đã tăng lên 2USD/oz, cao gấp đôi so với hồi đầu tuần trước, thông thường mức phí là 0. Sự tăng giá mạnh của yên từ hồi đầu năm cũng làm gia tăng sự đảo ngược của dòng vốn quốc tế quay trở lại Nhật Bản, đẩy nhu cầu yên Nhật tăng cao.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nhà đầu cơ trước đây vay yên để kinh doanh chênh lệch lãi suất “carry trade”, giờ phải quay lại mua yên để trả nợ khi lãi suất của các đồng tiền khác giảm sút không còn tạo khe hở lãi suất hấp dẫn như trước đây cho hành động đầu cơ nói trên. Yên tăng giá cũng đẩy nhu cầu vàng vật chất của Nhật Bản tăng lên. Điều này phản ánh một thông tin quan trọng là các nhà đầu tư Nhật không thanh khoản vàng để đối phó với cuộc khủng hoảng. Ngân hàng Trung ương Nhật  Bản cũng đã tính đến trường hợp phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để làm giảm giá yên, vì yên mạnh sẽ làm tổn thương khu vực xuất khẩu của Nhật Bản. Nếu điều này xảy ra giá vàng sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn.

Nhu cầu vàng vật chất cũng đang gia tăng ở các quốc gia khác ngoài Nhật Bản như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc. Nhu cầu vàng vật chất tăng mạnh sẽ hỗ trợ tích cực cho giá vàng tăng trong tuần này, bên cạnh đó vị thế đầu cơ giá lên của các định chế tài chính ở các thị trường mới nổi cũng đang gia tăng. Tất cả các điều trên quá lớn để có thể bù trừ áp lực bán vàng của các quỹ đầu cơ (hedge fund) làm giá giảm hồi đầu tuần trước và tạo một xu thế tăng giá mới trong tuần này.

Giá vàng trong nước bình lặng

Như đã đề cập ở trên, hiện giá vàng trong nước đang thấp hơn giá thế giới. Nguyên nhân của hiện tượng hiếm hoi này là tâm lý e ngại nắm giữ vàng vật chất của người dân trước dự thảo của Nghị định quản lý thị trường vàng, trong đó điểm nổi bật là sẽ cấm việc giao dịch vàng miếng, người dân chỉ được giao dịch một chiều, tức chỉ được bán cho một vài điểm thu mua được sự cho phép của NHNN và không được mua lại. Điều này lập tức được chiết khấu vào giá vàng trong nước, đẩy giao dịch vàng vật chất trở nên dè dặt.

Tuy nhiên, theo quan điểm chúng tôi, hiện tượng này sẽ không tồn tại lâu, do đây mới chỉ là dự thảo và sự dè dặt của thị trường mang yếu tố tâm lý. Hơn nữa, người dân Việt Nam đã có quá nhiều kinh nghiệm về biến động giá vàng và họ dễ dàng nhận thấy một điểm là hễ khi nào giá trong nước thấp hơn giá thế giới là cơ hội “vàng” để nhảy vào thị trường vàng. Cho nên trước diễn biến giá vàng thế giới tuần này, nhiều khả năng giá trong nước sẽ có sự bứt phá.

Các tin khác