Bình ổn giá tại TPHCM

Bài 1: Chuẩn bị đợt bình ổn mới

Chương trình bình ổn giá tại TPHCM đã thể hiện được vai trò điều tiết giá cả với nhiều kết quả khả quan. Bởi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại TPHCM ở mức cao nhất nước, nên việc bình ổn giúp TPHCM kiềm chế được lạm phát.

Chương trình bình ổn giá tại TPHCM đã thể hiện được vai trò điều tiết giá cả với nhiều kết quả khả quan. Bởi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại TPHCM ở mức cao nhất nước, nên việc bình ổn giúp TPHCM kiềm chế được lạm phát.

Chương trình bình ổn giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM năm 2010 và Tết Tân Mão năm 2011 sắp kết thúc. Trong bối cảnh giá cả thị trường đang biến động mạnh, TPHCM đang chuẩn bị cho một đợt bình ổn mới với nhiều phương án linh hoạt hơn.

Xử lý nghiêm sai phạm

Bài 1: Chuẩn bị đợt bình ổn mới ảnh 1Trong đợt bình ổn mới, phải xác định kỹ nhóm hàng tham gia bình ổn theo hướng gắn liền với bữa cơm của người dân. Các DN tham gia bình ổn phải được quy định rõ về trách nhiệm cũng như quyền lợi trong suốt quá trình tham gia chương trình bình ổn giá. Đối với những DN đã tham gia chương trình trong năm 2010, cần phải rà soát, kiểm tra việc chấp hành cam kết về giá cũng như cung cấp hàng hóa cho thị trường. với các DN không tuân thủ cam kết, sẽ loại khỏi danh sách tham gia chương trình. Với những DN đăng ký bán hàng bình ổn nhưng không thực hiện, những trường hợp mua gom hàng bình ổn để trục lợi, sẽ bị xử lý nghiêm. Bài 1: Chuẩn bị đợt bình ổn mới ảnh 2

Bà Nguyễn Thị Hồng,
Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại TPHCM ở mức cao nhất nước. các DN tham gia bình ổn đã cung cấp các mặt hàng thiết yếu với giá thấp hơn giá thị trường từ 5-15% đã góp phần giúp TPHCM kiềm chế chỉ số tiêu dùng (CPI). 2 tháng đầu năm CPI của TPHCM tăng 2,63% trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 2,97%.

Trong việc thực hiện chương trình bình ổn giá năm 2010 đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều trường hợp vi phạm về bình ổn giá như không niêm yết giá, điểm đăng ký bán hàng bình ổn nhưng không có hàng, thậm chí nhiều địa điểm không có thực. Cũng đã có nhiều trường hợp hàng bình ổn khó đến tay người tiêu dùng vì bị thu gom để bán lại kiếm lời.

Ông Đặng Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM, cho biết thời gian qua QLTT đã tăng cường các hoạt động kiểm tra và xử phạt các hành vi sai phạm trong việc bình ổn giá để đảm bảo cung cấp nguồn hàng ổn định cho người tiêu dùng. QLTT đã xử lý DN Bình Mai ở quận Tân Phú vì đã găm hơn 10 tấn đường để làm giá.

Ngoài ra, đoàn kiểm tra chấp hành giá của Sở Tài chính TPHCM cũng đã thường xuyên phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của các quận để kiểm tra các điểm bán hàng bình ổn giá. Theo đó, nhiều điểm bán hàng không có thực đã bị loại bỏ khỏi danh sách để người dân có thể tìm đúng địa chỉ mua hàng. Cùng với việc kiểm tra, TPHCM cũng sẽ kiểm soát, quản lý giá quyết liệt hơn, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm cam kết bình ổn giá.

 Mở rộng đối tượng tham gia chương trình

Thịt gia súc là 1 trong 9 nhóm hàng bình ổn. Ảnh: LÃ ANH

Thịt gia súc là 1 trong 9 nhóm hàng bình ổn. Ảnh: LÃ ANH

Theo kế hoạch, chương trình bình ổn mới sẽ bắt đầu từ ngày 1-4-2011 đến ngày 31-3-2012, với 9 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu nằm trong danh sách bình ổn giá: đường, gạo, dầu ăn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thịt gia súc, thực phẩm, rau củ quả và mặt hàng mới được đưa vào là thủy hải sản. Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho biết: Năm nay, sẽ có 2.188 điểm bán hàng bình ổn giá, trong đó có 801 điểm tại các chợ truyền thống. Sở Công Thương sẽ phối hợp với Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp để triển khai các điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ công nhân. Giá cả của các mặt hàng bình ổn sẽ đảm bảo thấp hơn 10% so với giá thị trường. Số lượng hàng bình ổn sẽ chiếm khoảng 20-30% nhu cầu tiêu thụ hàng hóa hàng tháng của người dân TPHCM.

Nhằm cung ứng hàng hóa mùa khai trường năm học 2011-2012, Sở Công Thương TPHCM đã chọn các nhóm mặt hàng: tập học sinh; cặp, ba lô, túi xách; đồng phục học sinh để bình ổn giá. Sở Công Thương cũng đang xem xét kiến nghị của DN về việc được tăng giá trong quá trình tham gia bình ổn nếu giá nguyên vật liệu đầu vào tăng trên 20%, với điều kiện luôn giữ giá thấp hơn giá thị trường 10%.

Năm nay, các DN trên phạm vi cả nước thuộc mọi thành phần kinh tế, có tài chính minh bạch và đảm bảo được các tiêu chí về khả năng xây dựng và phát triển nguồn hàng, mở rộng hệ thống phân phối, đều có thể tham gia chương trình bình ổn giá. Các DN tham gia chương trình này được UBND TPHCM cho vay không phải thế chấp tài sản và không tính lãi trong 12 tháng kể từ ngày giải ngân, được hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm và các điểm bán. Hạn đăng ký tham gia chương trình từ ngày 18-3 đến ngày 25-3. 

Các tin khác