Cổ phiếu thủy sản

Bắt đầu phân hóa

Năm qua, các doanh nghiệp (DN) thủy sản hoạt động rất khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Đây chính là yếu tố tạo nên sự phân hóa giữa các DN trong ngành.

Năm qua, các doanh nghiệp (DN) thủy sản hoạt động rất khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Đây chính là yếu tố tạo nên sự phân hóa giữa các DN trong ngành.

Giá cá tra fillet trắng tăng trung bình 41%, từ 16.260 đồng/kg vào tháng 9-2010 lên 23.000 đồng/kg vào cuối tháng 12. Giá tôm sú tăng gấp đôi, lên 220.000 đồng/kg trong quý IV. Tính trung bình trong năm 2010 giá nguyên liệu cá biến động tăng 48%, tôm tăng 73%.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng, kéo giá bán tăng, nhưng không bằng tốc độ tăng giá nguyên liệu khiến đa phần DN thủy sản không có được kết quả kinh doanh mỹ mãn. Theo thống kê, chỉ FMC, ABT và AGD có tăng trưởng ổn định cả về doanh thu và lợi nhuận. Các DN SJ1, TS4, ABT, ANV, AAM, VTF dù vượt kế hoạch nhưng do kế hoạch đã đề ra cho năm 2010 thấp nên chưa thể cho là thành công. Kết quả kinh doanh yếu nhất trong năm 2010 là FBT (âm 47 tỷ đồng) và BAS (âm 12 tỷ đồng). Đây là 2 DN thủy sản bị lỗ trong năm 2010.

Dự báo nguồn cung nguyên liệu thủy sản trong năm 2011 sẽ rất khan hiếm và tiếp tục là mối lo lớn nhất đối vối các DN thủy sản. Dự báo này càng được khẳng định qua những sự kiện đáng lo vừa xảy ra như dịch bệnh khiến hơn 70% nghêu chết trong vụ nghêu đầu năm ở Bến Tre, Cần Giờ và Tiền Giang; ô nhiễm môi trường khiến cá chết hàng loạt tại Đồng Nai; nhiều hộ nông dân bỏ ao do thiếu vốn hoặc do lỗ.

Thậm chí, theo nhận định của VASEP, năm nay các DN sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu tôm để bảo đảm sản xuất đúng tiến độ giao hàng. Do vậy, sự linh hoạt trong hoạt động mở rộng thị trường của DN sẽ quyết định đến khả năng tăng trưởng của DN. Các DN có mức tự chủ nguyên liệu cao và khả năng mở rộng thị trường sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh. Kết quả kinh doanh sẽ có sự phân hóa lớn giữa các phân ngành và giữa các DN trong cùng phân ngành. Trong đó, phân ngành xuất khẩu nhuyễn thể và giáp xác tăng trưởng ổn định hơn so với các ngành khác.

Theo phân tích của CTCK SME, MPC và SJ1 là các DN dẫn đầu về ROE, ROA và EPS. P/E của SJ1 cao hơn P/E ngành (6,53x), trong khi P/E của MPC thấp nhất trong số các DN xuất khẩu tôm niêm yết (5,16x). Trong nhóm ngành xuất khẩu cá, cũng có phân hóa rõ rệt khi ABT và VHC là 2 DN có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cao và ổn định, P/E thấp so với toàn ngành (6,75x), EPS cũng thuộc nhóm cao nhất, ABT 9.134 đồng/CP và VHC 5.631 đồng/CP. Các DN xuất khẩu nhuyễn thể và giáp xác có P/E khá cao so với các phân ngành khác và so với P/E toàn ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi trên vốn đầu tư và trên tài sản lại vượt hẳn các DN ở phân ngành khác.

Các tin khác