Thượng đỉnh G8 lần 38: Thuận ít, đấu nhiều

Cuối tuần trước, lãnh đạo các nước G8 đã gặp nhau tại trại David, khu nghỉ dưỡng của các đời Tổng thống Hoa Kỳ. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt nhiều khó khăn như tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Nhiều cặp mắt đổ dồn về trại David với hy vọng sẽ có những chính sách đột phá được đưa ra.

Cuối tuần trước, lãnh đạo các nước G8 đã gặp nhau tại trại David, khu nghỉ dưỡng của các đời Tổng thống Hoa Kỳ. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt nhiều khó khăn như tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Nhiều cặp mắt đổ dồn về trại David với hy vọng sẽ có những chính sách đột phá được đưa ra.

Dấu hiệu chia rẽ

Tuy nhiên, thông điệp đầu tiên phát ra từ cuộc hội nghị lần này không khỏi khiến người ta thất vọng, khi tân tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, tuyên bố không tham dự, thay vào đó là Thủ tướng Dmitry Medvedev. Động thái này rõ ràng là một kiểu vuốt mặt tổng thống nước chủ nhà Barack Obama.

Ông Obama và ông Hollande đứng về “phe” ủng hộ kích cầu, ngược với lập trường của Đức.

Ông Obama và ông Hollande đứng về “phe” ủng hộ kích cầu,
ngược với lập trường của Đức.

Theo giới quan sát, ông Putin “giận” ông Obama vì 2 lý do. Thứ nhất, ông tin Hoa Kỳ đứng đàng sau những cuộc biểu tình phản đối ông và đảng Nước Nga Thống nhất của ông theo sau cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái và trước cuộc bầu cử tổng thống mới đây.

Thứ hai, ông muốn tỏ thái độ đối với lập trường xây hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ tại Trung Âu. Ngoài ra, Nga cũng có lập trường khác biệt với đa số các thành viên G8 khác về vấn đề Syria.

Trong khi đó, Tổng thống nước chủ nhà bị “kẹt” giữa 2 quan điểm khác biệt về cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu khi Thủ tướng Anh David Cameron thẳng thừng bác bỏ đề xuất tăng 57 tỷ EUR tiền thuế đối với các giao dịch tài chính.

Tổng thống Pháp Hollande đề xuất việc đánh thuế giao dịch tài chính trên toàn Liên minh châu Âu (EU), dự kiến thu về 57 tỷ EUR/năm để dùng làm ngân sách kích cầu.

Tuy nhiên, ông Cameron ngay lập tức bác bỏ đề xuất này: “Tôi biết rõ chúng ta sẽ không thể tăng trưởng ở EU hay ở Anh bằng việc triển khai thêm một loại thuế trong thực tế có thể gây tổn hại cho người dân và các định chế tài chính”.

Phản ứng của Cameron là điều nằm trong dự báo, vì London được mệnh danh là trung tâm tài chính châu Âu, việc đánh thuế giao dịch tài chính sẽ ảnh hưởng nặng đến kinh tế xứ sương mù.

 Khắc khổ hay kích cầu?

Một trong những vấn đề quan trọng nhất của hội nghị G8 lần này là làm sao tìm cách giải quyết rốt ráo được cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, trong bối cảnh nguy cơ ngày càng cao khi khả năng Hy Lạp rời bỏ đồng EUR đang hiển hiện, và các nền kinh tế Tây Ban Nha, Italia ngày càng có nhiều dấu hiệu yếu kém.

Liên quan đến vấn đề này, các nhà lãnh đạo tranh cãi xung quanh việc có nên tiếp tục đẩy mạnh các chương trình khắc khổ như vẫn làm, hay phải thay đổi bằng cách đặt trọng tâm vào các chính sách kích cầu?

Vấn đề này ngày càng được bàn cãi gay gắt kể từ khi ông Hollande chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, và Hy Lạp bế tắc do cử tri không dành ủng hộ đa số cho các đảng phái theo lập trường khắc khổ.

“Khắc khổ không thể là chọn lựa duy nhất” - ông Hollande đã khẳng định như vậy khi kêu gọi tranh cử. Hoa Kỳ có thể là một thí dụ điển hình về việc ứng phó khủng hoảng không bằng khắc khổ.

Nước này đã tung ra gói ứng cứu 700 tỷ USD và sau đó là các gói nới lỏng định lượng (QE) 1 và 2 với giá trị lên đến hàng nghìn tỷ USD.

Cho đến nay, trong khi Anh, Tây Ban Nha và nhiều nước eurozone rơi vào tái suy thoái, Hoa Kỳ vẫn có tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng èo uột và tình hình việc làm vẫn không cải thiện của Hoa Kỳ khiến nhiều người hồ nghi về hiệu quả của con đường nói không với khắc khổ.

Dĩ nhiên, Tổng thống Obama đứng về phía cổ súy cho việc tăng kích cầu. Tuy nhiên, Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - là một trong những đại diện rõ ràng nhất cho quan điểm dùng thắt lưng buộc bụng để chống khủng hoảng. “Không thể có tăng trưởng qua vay mượn” - Thủ tướng Đức Agnela Merkel tuyên bố như vậy.

Với những bất đồng mang tính gốc rễ, cuộc họp thượng đỉnh G8 lần thứ 38 dường như vẫn không đưa ra được giải pháp rõ ràng nào cho các vấn đề hiện tại. 

Các tin khác