Thượng đỉnh EU: Lại thất bại vì chia rẽ

Cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần trước đã khép lại mà không đạt được bất cứ đồng thuận nào về chi tiêu ngân sách giai đoạn 2014-2020, tái diễn tình trạng chia rẽ giữa các nước giàu, nghèo đã từng làm việc chống đỡ cuộc khủng hoảng nợ công ngày một tệ hơn.

Cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần trước đã khép lại mà không đạt được bất cứ đồng thuận nào về chi tiêu ngân sách giai đoạn 2014-2020, tái diễn tình trạng chia rẽ giữa các nước giàu, nghèo đã từng làm việc chống đỡ cuộc khủng hoảng nợ công ngày một tệ hơn.

1%

Các nhà lãnh đạo chỉ còn cách hẹn gặp nhau vào đầu năm tới để tiếp tục bàn về vấn đề này, nhưng ngày giờ cụ thể vẫn chưa được đưa ra. Kế hoạch chi tiêu ngân sách chung cho liên minh trong 7 năm (đề xuất năm 2011) dự tính vào khoảng 1.033 tỷ EUR (1.300 tỷ USD) chỉ chiếm 1% tổng GDP khu vực, thấp hơn nhiều so với chi tiêu trung bình 50% GDP của các nước thành viên dành cho nước họ.

Sự chênh lệch giữa 1% và 50% cho thấy sự phân biệt sâu sắc giữa chung và riêng trong một liên minh vẫn từng được ca ngợi là hình mẫu của thế giới. Những nước giàu như Đức, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan đã đứng về một phía để nỗ lực hạ thấp chi tiêu chung.

Trước khi kết thúc hội nghị, các nước giàu giảm gói chi tiêu công từ hơn 1.000 tỷ EUR xuống chỉ còn 971 tỷ EUR, và có thể giảm thêm nữa. Thay vào đó, Đức dẫn đầu nhóm lên tiếng đòi Hy Lạp và 3 nước thành viên đang được ứng cứu khác phải gia tăng các biện pháp khắc khổ.

Cameron lạc loài

Tuy nhiên, nhóm các nước giàu cũng thể hiện sự chia rẽ khi đề cập đến vấn đề tài chính của gói ngân sách. Trong khi Thủ tướng Anh David Cameron cố bảo vệ một chương trình hoàn thuế do “Bà Đầm thép” Margaret Thatcher đạt được năm 1984, Đức, Hà Lan và Thụy Điển tìm kiếm những điều kiện tốt hơn cho các chương trình hoàn thuế của riêng họ. Đan Mạch cũng cố gắng gia nhập câu lạc bộ được hoàn thuế.

Thủ tướng Anh David Cameron (giữa) bị chỉ trích cố tình gây chia rẽ.

Thủ tướng Anh David Cameron (giữa) bị chỉ trích cố tình gây chia rẽ.

Tổng thống Pháp Francois Hollande lại bảo vệ chương trình trợ cấp nông nghiệp ở nước mình trong khi kêu gọi tiết kiệm ở những nước khác, với lý lẽ vì Pháp là 1 trong 11 nước phải đóng góp ngân sách chung EU nhiều hơn. Kết quả là nông nghiệp được hưởng lợi khi các nhà lãnh đạo đồng ý chi thêm tiền vào lĩnh vực này, trong khi bớt tiền ở những lĩnh vực khác.

Đề xuất ngân sách mới nhất sẽ thêm 8 tỷ EUR vào ngân sách nông nghiệp, nâng tổng ngân sách cho lĩnh vực này lên 372 tỷ EUR. Trong khi đó, ngân sách cho phát triển hạ tầng bị giảm còn 460 tỷ EUR, cho kiểm soát biên giới và nhập cư giảm còn 17 tỷ EUR. Nhưng bị cắt giảm nhiều nhất là ngành ngoại giao, với mức giảm 5 tỷ EUR, xuống còn 60,7 tỷ EUR.

Nhắm đến đòi hỏi chiết khấu của Thủ tướng Anh Cameron, Tổng thống Pháp nói: “Pháp trả nhiều hơn Anh, nên tôi sẽ đòi ông ta một tấm chi phiếu”. Đối với Anh, hội nghị có vẻ nhạt nhẽo, vì tập trung chủ yếu đến các giải pháp cho đồng EUR hơn là đồng bảng Anh. Thời điểm này cực kỳ nhạy cảm đối với Anh, khi Cameron đang đứng trước sức ép phải tiến hành trưng cầu dân ý về việc có nên ở lại EU hay không.

Ông Cameron cũng gây tranh cãi khi chỉ trích các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan/định chế của EU đang quá nhiều, tới 50.000 người, và hưởng lương quá cao. “Hơn 200 cán bộ công nhân viên tại trụ sở EU ở Brussels còn kiếm tiền nhiều hơn tôi” - Cameron nói. “Brussels cứ bình chân như vại trong khi các nơi khác tiến hành khắc khổ, cứ như nó là một vũ trụ song song vậy”.

Cùng hưởng lợi?

Dẫn đầu là Ba Lan, nhóm bảo vệ gói ngân sách cho rằng việc chi tiêu cho cả khu vực sẽ mang lại hiệu quả vượt ra ngoài giới hạn của đường biên giới quốc gia, vì EU tài trợ những dự án quốc tế như ống dẫn gas, cầu cống và sân bay. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz nói các nước giàu trong thực tế chi nhiều hơn cho ngân sách, nhưng lại được hưởng lợi nhiều hơn.

Chẳng hạn, những dự án ở Latvia hay Slovenia cuối cùng cũng sẽ rơi vào tay các công ty đến từ Đức hay Thụy Điển.

“Mỗi EUR đầu tư của EU sẽ thu hút 2-4EUR đầu tư thêm” - ông Schulz nói. “Ngân sách EU không phải là một trò zero-sum nơi chỉ có 1 nước chiến thắng còn lại đều thua, mà tất cả các bên đều có lợi”. 

Các tin khác