Thời đại tiền điện tử

Chúng ta đều hiểu rằng phương tiện thanh toán là chức năng quan trọng của một ngân hàng. Hiện nay những phương tiện truyền thống gồm có tiền mặt, chi phiếu và thẻ tín dụng. Điều gì sẽ xảy ra khi cả 3 thứ này sẽ bị xóa sổ bởi một túi tiền mới hoàn toàn ảo nằm trên smartphone?

Chúng ta đều hiểu rằng phương tiện thanh toán là chức năng quan trọng của một ngân hàng. Hiện nay những phương tiện truyền thống gồm có tiền mặt, chi phiếu và thẻ tín dụng. Điều gì sẽ xảy ra khi cả 3 thứ này sẽ bị xóa sổ bởi một túi tiền mới hoàn toàn ảo nằm trên smartphone?

Một ngày như mọi ngày tại Hoa Kỳ. Một người đàn ông vội vã ra khỏi nhà để đến sở làm, với chiếc ví hoàn toàn trống rỗng. Trong khi ngồi xe buýt, anh dùng iPhone lên eBbay để bán một vài món đồ cũ cho một người hoàn toàn xa lạ, tiền lập tức rót vào tài khoản PayPal.

Sau đó anh sử dụng số tiền đó để mua một món quà cho bạn gái trên trang Amazon. Anh ghé ăn sáng tại một quán hàng rong và quét thẻ tín dụng của mình vào điện thoại iPhone của ông chủ quán. Đến chỗ làm, một người bạn thanh toán món nợ tuần trước cho anh cũng bằng cách này.

Chi trả qua smartphone có thể là một cuộc cách mạng thanh toán mới.

Chi trả qua smartphone có thể là
một cuộc cách mạng thanh toán mới.

Những điều kể trên không còn là chuyện viễn tưởng, mà đang xảy ra trong năm 2012, báo hiệu một cuộc chiến trong tương lai rất gần giữa ngân hàng truyền thống và ngân hàng điện tử.

Tại Hoa Kỳ, 2 công ty Square và Intuit đang khai phá lãnh địa mới này bằng cách cung cấp (miễn phí) đầu đọc thẻ tín dụng kết nối với iPhone. Thiết bị nhỏ xíu này có thể sẽ khai tử tiền giấy và ngân phiếu một ngày không xa, vì bây giờ người ta có thể trả và nhận tiền điện tử ở bất cứ đâu, với bất kỳ đối tượng nào, từ một người bán hàng rong cho đến bạn bè thân quyến.

Hiện nay 50% số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone và từ năm 2010 đến nay đã có hàng triệu người tạo cho mình một tài khoản Square như vậy. Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này là một mối đe dọa thực sự cho ngân hàng truyền thống. Đó là chưa kể đến PayPal.

PayPal được xem như ông trùm của hoạt động giao dịch điện tử trên mạng. Công ty được đặt tên dựa theo loại máy tính cầm tay đầu tiên là Palm Pilot, cho phép khách hàng có thể mua bán trên mạng một cách an toàn gần như tuyệt đối.

Dù ảo, nhưng PayPal có lẽ là ngân hàng lớn nhất trên thế giới, với hơn 100 triệu tài khoản và hiện diện ở hầu khắp quốc gia. Ngoài việc làm trung gian chi trả, mỗi tài khoản trên PayPal đủ các chức năng chi trả định kỳ, quỹ tiết kiệm, vay mượn và chuyển khoản giống như một ngân hàng truyền thống.

Sự hoàn thiện và phổ biến của smartphone sẽ giúp cho đế chế ngân hàng ảo PayPal càng rộng lớn hơn nữa trong tương lai và cạnh tranh với tất cả ngân hàng thực thể khác.

Mối đe dọa lớn nhất đối với ngân hàng truyền thống còn ở chỗ PayPal là một dịch vụ tương tác, không chỉ giữ tiền mà còn tư vấn cho khách hàng cách chi trả sao cho có lợi nhất. Mỗi tài khoản PayPal lưu nhiều loại thẻ chi trả, mọi thông tin về khuyến mại, điểm thưởng của những nơi bạn mua sắm, và cực kỳ bảo mật, an toàn.

Người khổng lồ internet Google cũng nhanh nhảu chen chân tranh giành thị trường tiền điện tử. Khác biệt cơ bản với PayPal là Google chọn giải pháp hợp tác với ngân hàng truyền thống thay vì cạnh tranh để thay thế chúng.

Điểm khác biệt thứ hai là Google không nhắm đến việc mua bán trực tuyến, mà nhắm đến giúp khách hàng dùng tiền điện tử ở những cửa hàng ngoài đường phố, vốn chiếm 90% hoạt động mua sắm.

Dịch vụ chi trả Google cho phép khách hàng lưu trữ mã số thẻ tín dụng của họ trên smartphone và sử dụng chính chiếc điện thoại đó để trả tiền tại cửa hàng bằng cách quét qua một máy đọc mã.

Hình thức này đã được áp dụng vài năm trước tại các rạp chiếu phim, khi khán giả đặt chỗ trước qua mạng và vé vào cửa được thay thế bằng một mã flashcode trên màn hình điện thoại của họ.

Thế mạnh của Google còn ở chỗ họ là chủ nhân của cỗ máy tìm kiếm phổ biến bậc nhất trên thế giới ảo, họ có thể tích hợp chức năng mới này vào hệ thống tìm kiếm, phân tích thói quen, hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó quảng cáo những món hàng thích hợp, làm vừa lòng cả 2 bên mua-bán.

Các tin khác