Thanh lọc báo giấy

Tương lai của ngành báo giấy toàn cầu là đề tài gây tranh cãi, trong bối cảnh ngành công nghiệp này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu mang lại. Đề tài này nóng lên cũng do những thay đổi trong thói quen tiếp cận tin tức của người đọc theo sự chuyển động của công nghệ.

Tương lai của ngành báo giấy toàn cầu là đề tài gây tranh cãi, trong bối cảnh ngành công nghiệp này đang đối mặt với nhiều thách thức lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu mang lại. Đề tài này nóng lên cũng do những thay đổi trong thói quen tiếp cận tin tức của người đọc theo sự chuyển động của công nghệ.

Thực trạng

Những năm gần đây, số lượng tờ báo bị phá sản, đóng cửa tăng vọt, đặc biệt tại Hoa Kỳ, nơi sa thải tới 1/5 tổng số phóng viên kể từ năm 2001. Lượng độc giả của báo giấy Hoa Kỳ giảm 2% mỗi năm, riêng năm 2008 giảm tới 23%.

Hàng loạt tờ báo ở các thành thị lớn tại Hoa Kỳ bị đóng cửa hoặc phải cắt giảm số ấn phẩm trong bối cảnh độc giả sa sút nghiêm trọng, như các tờ The Rocky Mountain News, The Seattle Post-Intelligencer, The San Francisco Chronicle…

Cổ phiếu của nhiều tờ báo lớn cũng lao dốc không phanh, chẳng hạn Công ty báo chí McClatchy Company chứng kiến cổ phiếu giảm hơn 98%; cổ phiếu Gannett Company, Lee Enterprises và Media General giao dịch ở dưới 2USD/cổ phiếu (2009).

Những công ty báo chí lừng danh như The New York Times Company cũng không tránh khỏi sức ép chung, cổ phiếu của công ty sụt xuống dưới 5USD, buộc công ty phải giảm cổ tức, bán bớt và cho thuê các trụ sở, đồng thời mời chào bán cổ phần cho tỷ phú Mexico Carlos Slim để giảm bớt áp lực tài chính. Ngay cả News Corp., công ty truyền thông của tỷ phú Rupert Murdoch, cũng bị tổn hại nặng nề.

Tại Anh, các nhà phát hành báo giấy cũng bị tổn thương tương tự. Năm 2008 tờ The Independent công bố kế hoạch cắt giảm việc làm. Tháng 1-2009, hệ thống Associated Newspapers bán cổ phần kiểm soát trong tờ London Evening Standard khi tờ này công bố doanh thu giảm 24%.

Tháng 3-2009, tờ Daily Mail và General Trust cho biết sẽ cắt giảm nhân sự mạnh tay. Tính đến cuối năm 2009, cứ 10 tờ báo ở Anh có 1 tờ giảm tần suất phát hành hoặc đóng cửa báo.

Những khó khăn không chỉ đối mặt với Hoa Kỳ hay Anh. Chẳng hạn, báo giấy ở Thụy Sĩ và Hà Lan đã bị mất đến 50% khách hàng quảng cáo truyền thống vào tay internet.

Hiện đại hại báo in

Việc gia tăng sử dụng những chức năng tìm kiếm trên internet, đặc biệt qua các cỗ máy lớn như Google, cũng thay đổi thói quen của độc giả. Thay vì tìm kiếm thông tin qua những trang báo giấy truyền thống, độc giả ngày nay còn tìm đến những nguồn tin trên mạng như các trang tin điện tử, diễn đàn, blog…

Trong khi báo giấy giới hạn nhà xuất bản và người viết, thì internet cho hàng nghìn người có cơ hội trở thành “nhà báo” thông qua các blog, mạng xã hội hay những dịch vụ trực tuyến khác.

Ngành công nghiệp báo giấy toàn cầu đang trong một quá trình chuyển tiếp mạnh mẽ.

Ngành công nghiệp báo giấy toàn cầu
đang trong một quá trình chuyển tiếp mạnh mẽ.

Theo một nghiên cứu của Pew Research Center, năm 2008 có nhiều người đọc tin tức miễn phí trên internet hơn là trả tiền để đọc tin tức trên báo giấy. Những người chỉ trích cho rằng báo giấy dù đã hoàn toàn khác với cách nay 1 thế kỷ nhưng vẫn không thay đổi nhiều lắm.

Cuộc cách mạng công nghệ có nghĩa độc giả hướng đến những tờ nhật báo có thể phản ánh được những thay đổi từng phút như các cổng web, blog hay các dịch vụ thông tin như Twitter. Sự phát triển của internet băng thông rộng đồng nghĩa độc giả ngày càng có thể tiếp cận nhiều hơn với những nguồn thông tin cập nhật liên tục như vậy.

Trong khi các tờ báo giấy tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm báo chí được đánh giá cao, người tiêu dùng lại ngày càng ít chịu bỏ tiền để mua những bài báo đó khi thông tin trên internet đầy rẫy và hầu hết miễn phí.

Những kế hoạch thu tiền cho các dịch vụ thông tin trên web đa số đều phá sản, trừ những tờ báo tài chính uy tín như The Wall Street Journal, nhưng khách hàng của trang này cũng chủ yếu là các công ty. Những tờ báo lớn khác, thậm chí tờ báo tên tuổi như The New York Times, cũng phải từ bỏ ý định thu tiền đăng ký các dịch vụ trên web. Times Select, dịch vụ thu phí của tờ này, chỉ tồn tại 2 năm ngắn ngủi.

Chiến lược “sống sót”

Một số nhà phân tích báo chí cho rằng cách khôn ngoan nhất của báo giấy là dựa vào internet, đồng thời khai thác hiệu quả giá trị thương hiệu và niềm tin của độc giả mà tờ báo đã xây dựng được qua hàng chục năm. Nhưng doanh thu từ các ấn bản trực tuyến không thấm tháp vào đâu so với việc bán báo giấy và quảng cáo trước kia.

Tại hầu hết các tòa báo, quảng cáo online chỉ chiếm 10-15% tổng doanh thu. Cùng với lợi nhuận giảm, nhiều tờ báo đã cắt bớt những hoạt động tốn kém nhất: các văn phòng nước ngoài và báo chí điều tra.

Các đề tài điều tra thường mất hàng tháng trời, trong khi kết quả không rõ ràng. Trước đây, những tờ báo lớn thường dành một lượng ngân sách kha khá để chi cho các tổ điều tra, làm ra những loạt bài chất lượng cao. Nhưng nay, cùng với lợi nhuận sa sút, báo chí điều tra đã bị dẹp bỏ dần.

Nhưng điều tra là một mảng quan trọng bậc nhất trong báo giấy, chính nhờ báo chí điều tra mà nhiều vấn đề quan trọng trong xã hội được đưa ra ánh sáng. Vì vậy, khi quyết định bỏ dần mảng điều tra, uy tín và sức cuốn hút của các tờ báo giấy cũng giảm dần.

Các nhà phân tích dự báo trong tương lai các tòa báo sẽ không thể đơn thuần là báo in, mà phải là sự kết hợp giữa báo in và internet, hay thậm chí chuyển đổi hoàn toàn qua báo internet như các tờ Seattle Post-Intelligencer, Christian Science Monitor và Ann Arbor News.

Tháng 9-2010, Chủ tịch kiêm nhà xuất bản tờ The New York Times, Arthur Sulzberger Jr. nói tại một hội nghị báo chí quốc tế rằng “Chúng tôi sẽ ngừng in tờ New York Times trong tương lai”. Hiện tờ báo này tồn tại cả dưới dạng báo in và internet.

Dù vậy, vẫn có những mảng sáng trong ngành báo giấy. Ở một số nước, như Ấn Độ, báo giấy vẫn phổ biến hơn truyền thông internet và phát sóng. Ngay cả ở những nơi hiện đại như Bắc Mỹ hay châu Âu, vẫn có những câu chuyện thành công như tờ Metro International của Thụy Điển, hoặc những tờ báo hướng đến các thị trường địa phương ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhìn chung, doanh số báo giấy vẫn tăng ở Mỹ Latin, châu Á và Trung Đông.

Các tin khác