Tân chủ tịch ECB - Cứu tinh của các con nợ?

Thống đốc Ngân hàng Italia Mario Draghi (63 tuổi) vừa được Liên minh châu Âu bổ nhiệm làm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ông Draghi có thể trở thành cứu tinh giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu?

Thống đốc Ngân hàng Italia Mario Draghi (63 tuổi) vừa được Liên minh châu Âu bổ nhiệm làm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ông Draghi có thể trở thành cứu tinh giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu?

Ngày 1-11, ông Mario Draghi sẽ giữ chức Chủ tịch ECB nhiệm kỳ 8 năm.

Ngày 1-11, ông Mario Draghi sẽ giữ chức Chủ tịch ECB nhiệm kỳ 8 năm.

Sau khi Axel Weber (Đức) rút lui, ông Mario Draghi trở thành ứng viên duy nhất trong số tứ trụ khu vực đồng euro Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha để kế nhiệm Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet khi ông Trichet mãn nhiệm vào tháng 10 năm nay. Vị trí của Draghi càng được củng cố khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chính thức lên tiếng ủng hộ Draghi trong cuộc họp báo chung tại Rome với Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi hồi tháng 4 vừa qua.

Đến đây, sự nghiệp của Draghi cũng như số phận chiếc ghế Chủ tịch ECB bỗng nằm trong tay Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel hoàn toàn có thể quyết định bác bỏ Draghi vì nội bộ nước Đức đã có những ý kiến cho rằng thật bất công khi Đức phải chi quá nhiều cho cuộc giải cứu đồng euro, cứu trợ các “con bệnh châu Âu”,  mà Draghi lại là thống đốc ngân hàng của 1 nước đang gánh nặng nợ và lạm phát. Nhưng bà Merkel đã vượt qua sức ép trong nước và chấp nhận Draghi làm Chủ tịch ECB. Phần tiếp theo để bổ nhiệm Draghi chỉ còn là vấn đề mang tính thủ tục.

Tốt nghiệp Đại học Rome (Italia), lấy bằng tiến sĩ kinh tế ở học viện danh tiến MIT (Hoa Kỳ), ông Mario Draghi có nền tảng học vấn vững chắc cho những cương vị quan trọng. Từ năm 1984-1990, Draghi giữ ghế giám đốc điều hành World Bank. Sau đó trong 10 năm 1991-2001, Draghi làm lãnh đạo Bộ Tài chính Italia, khởi xướng chương trình tư nhân hóa lớn nhất châu Âu và thiết lập luật mua bán doanh nghiệp mới bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, tên ông được lấy để đặt cho luật mới này.

5 năm tiếp theo, Draghi giữ ghế Phó Chủ tịch, Giám đốc quản lý Golman Sachs International. Năm 2006, Draghi được bầu làm Chủ tịch Diễn đàn ổn định tài chính, 3 năm sau, diễn đàn này trở thành Ban Ổn định tài chính (FSB) của G20. Tuy nhiên, để có thể đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ECB, Draghi phải từ chức Thống đốc Ngân hàng Italia và cả chức Chủ tịch FSB. Chức Thống đốc Ngân hàng Italia dự kiến sẽ được chuyển giao cho ông Lorenzo Bini Smaghi, người đã “tế nhị” rời khỏi ban lãnh đạo ECB để nhường chỗ cho một đại diện của Pháp, nhằm giải tỏa khúc mắc giữa 2 nước, vì Pháp lo ngại nếu Trichet mãn nhiệm và Draghi lên thay, Paris chẳng còn ai trong ban lãnh đạo ECB, trong lúc Rome có đến 2 người.

Có lẽ ông Mario Draghi vẫn duy trì đường lối chính sách của đương kim Chủ tịch Trichet. Tuy vậy, do xuất thân từ một đất nước mang gánh nặng nợ công lên đến 120% GDP nên Draghi được cho là sẽ biết thông cảm hơn với các “con bệnh châu Âu” bao gồm Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, và cả Tây Ban Nha. Từng có kinh nghiệm làm việc tại Golman Sachs, Draghi cũng thấu hiểu những chứng bệnh kinh niên trong hệ thống tài chính-ngân hàng châu Âu và đã tuyên bố sẽ đưa ra giải pháp chữa trị hữu hiệu. Nhiều khả năng Draghi tiếp tục tăng lãi suất ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy kiểm soát ngân sách nghiêm ngặt và kiềm chế lạm phát, chấm dứt cơn ác mộng nợ công châu Âu. 

Các tin khác