Đêm nay, cùng với những đứa trẻ và nhiều người dân trong làng, tôi may mắn được chiêm ngưỡng lễ hội độc đáo của làng Banyiur (tỉnh Banjarmasin, Indonesia): Lễ hội Manopeng.
Truyền thuyết kể rằng, vũ điệu Manopeng được khởi thủy từ tập tục gia đình Datu Mahbud của làng, được truyền từ đời này qua đời khác, rồi từ đó lan rộng ra cả cộng đồng. Qua rất nhiều các thế hệ, nghi thức của lễ hội được nâng niu và gìn giữ, đặc biệt những mặt nạ gỗ sử dụng trong vũ điệu Manopeng là những chiếc mặt nạ do chính tổ tiên của dòng họ Datu Mahbud tạo ra.



Mùi thơm của những nén hương tiếp tục lan từ bàn thờ, bao tràn không gian, hòa vào cơn gió, bay cùng tiếng nhạc. Khi người bạn Indonesia cho biết ma lực của những chiếc mặt nạ là có thật, tôi tự hỏi liệu mình có thể thực sự tin vào điều đó hay không. Nhưng có lẽ đây là lúc người dân Indonesia cần niềm tin tâm linh nhất. Bởi theo họ, những công dân Indonesia đã bị dìm sâu vào bùn bởi động đất, bị xóa sổ bởi sóng thần trong những thảm họa thiên nhiên liên tiếp gần đây, thì đây là lúc cùng người sống trỗi dậy. Đó có thể là tổ tiên, anh em, dòng họ tạo ra một năng lượng kỳ bí, như thể vẫn ở bên họ, bảo vệ và ban phép lành cho họ.
Sau vũ điệu Manopeng, chúng tôi được thưởng thức một vở kịch sôi động của hai nhân vật nam Tembem và Pentul. Họ đối thoại bằng ngôn ngữ Banjar, chào hỏi các thành viên trong gia đình, kiểm tra và nếm các loại thức ăn, tung nước thiêng xung quanh sân khấu. Lễ hội kết thúc cũng là lúc nước thiêng được ban cho tất cả mọi người.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
Pháp ngăn bạo lực trực tuyến
Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Iran: Xây dựng kế hoạch hành động chung ở Syria
Tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Tiếp tục sóng gió trong quan hệ Mỹ - Iran
Anh: Quốc hội bác kiến nghị của Thủ tướng Theresa May về Brexit
Tổng thống Mỹ sắp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Tổng thống Mỹ cân nhắc kéo dài thời hạn chót áp thuế với Trung Quốc
Tiếp tục sóng gió trong quan hệ Mỹ - Iran
Nghị viện châu Âu "bật đèn xanh" kiểm soát đầu tư của Trung Quốc
Australia “nhượng bộ” người tị nạn