Ponzi kiểu Hoa Kỳ

Mô hình Ponzi, nói đơn giản là lừa đảo huy động tiền với lời hứa hẹn mang lại lợi tức cực cao, nhưng thực chất dùng tiền của nhà đầu tư sau trả lãi cho nhà đầu tư trước. Vì vậy, những kẻ lừa đảo Ponzi là kẻ thù của xã hội. Nhưng có những hệ thống Ponzi do chính nhà cầm quyền vận hành trong sự hưởng ứng của người dân, mà nổi bật là ở Hoa Kỳ.

Mô hình Ponzi, nói đơn giản là lừa đảo huy động tiền với lời hứa hẹn mang lại lợi tức cực cao, nhưng thực chất dùng tiền của nhà đầu tư sau trả lãi cho nhà đầu tư trước. Vì vậy, những kẻ lừa đảo Ponzi là kẻ thù của xã hội. Nhưng có những hệ thống Ponzi do chính nhà cầm quyền vận hành trong sự hưởng ứng của người dân, mà nổi bật là ở Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đang rơi vào hệ thống Ponzi khổng lồ.

Hoa Kỳ đang rơi vào hệ thống Ponzi khổng lồ.

Người dân Hoa Kỳ mang niềm tin rằng cuộc sống khi về già sẽ có chính phủ “bảo kê” nên nền kinh tế Hoa Kỳ đi theo hướng tiêu dùng ngày càng nhiều hơn. Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia của Hoa Kỳ từ 15% trong những năm sau chiến tranh thế giới lần II đã giảm dần xuống 0,1% vào năm 2010.

Trong một thời gian dài, người ta cho rằng tiêu dùng là động lực tăng trưởng kinh tế. Nhưng chi tiêu thiếu trách nhiệm dẫn đến những món nợ lớn ở các hộ gia đình cũng như kéo giảm nguồn vốn đầu tư. Vì vậy, không thể xem tiêu thụ là một thuốc chữa bách bệnh kinh tế.

Laurence J. Kotlikoff, GS. kinh tế của Đại học Boston, cố vấn cho IMF, WB, OECD, cũng như một số ngân hàng trung ương, chính phủ, các tập đoàn lớn, cho biết: “Trong 6 thập niên qua, Hoa Kỳ đã vận hành một mô hình Ponzi khổng lồ. Hệ thống này đã sản sinh những món nợ khủng khiếp không được trưng ra trong con số nợ chính thức của quốc gia nhưng vẫn hiện diện trong cái gọi là khoảng cách tài chính - sự khác biệt (tính theo giá trị hiện tại) giữa tất cả chi phí và các loại thuế dự kiến trong tương lai. Món nợ lớn nhất những người trẻ tuổi phải đối mặt lại là một món nợ mà họ không hiểu đầy đủ, đó là các hóa đơn thuế khổng lồ mà họ sẽ gặp phải trong tương lai để trả cho những phúc lợi mà thế hệ cha mẹ nhận được từ chính phủ".

Cứ thế, một dây chuyền tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác, hình thành một hệ thống Ponzi khổng lồ.

Khi tốt nghiệp đại học, trung bình thanh niên Hoa Kỳ mắc nợ khoảng 25.000USD, thậm chí có người mắc nợ 100.000USD hoặc hơn nữa. Họ nhận thức được những món nợ đó và tìm cách giải quyết. Trong các chương trình tư vấn trên đài truyền hình, thường xuyên xuất hiện những câu hỏi của các bạn trẻ muốn giải quyết món nợ đã vay khi đi học.

Nhưng họ lại ít khi đề cập tới, hoặc không nhận thức được đầy đủ về món nợ lớn nhất, nghiêm trọng nhất mà họ sẽ phải đối mặt, được hình thành thông qua một hệ thống Ponzi khổng lồ. Thế hệ ông bà, cha mẹ họ hưởng thụ phúc lợi từ chính phủ và thế hệ tiếp nối phải lãnh phần chi trả. Các chính trị gia muốn làm vui lòng cử tri bằng những hứa hẹn phúc lợi xã hội, đã phớt lờ các nguy cơ, làm ngơ những cảnh báo và giải pháp từ giới chuyên gia kinh tế.

Nợ chính thức của Hoa Kỳ vào khoảng 15.700 tỷ USD, nhưng khoảng cách tài chính ước tính lên tới 211.000 tỷ USD, một con số khủng khiếp, đến mức nếu muốn giải quyết, tất cả các loại thuế đều phải tăng 64%, áp dụng trong thời gian dài, điều gần như không thể.

Trong cuốn “The Clash of Generation” (tạm dịch: Xung đột các thế hệ), GS. Kotlikoff và đồng tác giả Scott Burns đã đề xuất 4 cải cách đơn giản để giải quyết vấn đề Ponzi, bao gồm hệ thống thuế dựa trên thuế tiêu dùng, hệ thống chăm sóc y tế, hệ thống an sinh xã hội dựa trên yếu tố thị trường và hệ thống ngân hàng có mục đích hữu hạn.

Đối với các nước đang phát triển, các chuyên gia kinh tế khuyên nên cẩn thận tránh rơi vào mô hình Ponzi như Hoa Kỳ, châu Âu hay Nhật Bản; phải kiểm toán khoảng cách tài chính thường xuyên; thuê các kinh tế gia hoạch định chính sách chứ đừng để các chính trị gia làm việc này bởi vì chính trị gia thường không nghĩ tới vấn đề kinh tế dài hạn mà chỉ quan tâm làm sao tranh thủ phiếu bầu của cử tri cho nhiệm kỳ của họ.

Đồng thời, khuyến khích ý thức tiêu dùng có trách nhiệm đi liền với tiết kiệm để có nguồn đầu tư trở lại nền kinh tế.

Các tin khác