Phố Wall phát tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho chứng khoán Mỹ

(ĐTTCO) - Chủ nghĩa bi quan bùng nổ vào thời điểm chứng khoán Mỹ đang có vẻ khỏe mạnh, khi các chỉ số tiệm cận với mức cao kỷ lục mà đã từ lâu người ta không còn nhìn thấy.
Phố Wall phát tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho chứng khoán Mỹ

Với đoạn điệp khúc ngày càng lặp đi lặp lại bởi các nhà đầu tư và chiến lược gia, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục bị cảnh báo sắp trải qua đợt rung lắc dữ dội. Bất chấp những đấu hiệu khả quan của thị trường, sự biến động thấp tới mức kỷ lục trong tuần trước khiến một số chuyên gia nhận định đây là “sự che đậy” cho các vấn đề sâu xa hơn có khả năng tác động xấu đến thị trường.

Count Marko Kolanovic, chuyên gia cấp cao của JP Morgan, là một trong số những người tỏ ra thận trọng. Trong thông báo gửi tới khách hàng hôm 27/7, Kolanovic so sánh những gì đang diễn ra với loạt sự kiện khiến thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987.

“Thực tế là chúng ta có nhiều chu kỳ dao động từ năm 1983 và hiện nay chúng ta đang ở mức biến động thấp nhất của mọi thời đại. Nó cho thấy chúng ta đã ở rất gần một bước ngoặt”, Kolanovic lý giải cho nhận định của mình.

Ngay sau nhận định của Kolanovic, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm đột ngột, bao gồm sự đi xuống của các cổ phiếu công nghệ cao của Mỹ. Ngoài Kolanovic, quản lý các quỹ phòng hộ cũng đang gào thét về tình trạng biến động thấp cho bất cứ ai muốn nghe.

 Sự chênh lệch giữa S&P 500 (vàng) và bảng cân đối tài chính của Cục dự trữ Liên bang Mỹ.
Sự chênh lệch giữa S&P 500 (vàng) và bảng cân đối tài chính
của Cục dự trữ Liên bang Mỹ.

Baupost Group, một quỹ đầu tư trị giá 30 tỷ USD gần đây nhấn mạnh sự biến động thấp là dấu hiệu của một cơn đau sắp tới, làm tăng nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo. Highfields Capital Management, quản lý quỹ đầu tư 13 tỷ USD, cũng cảnh bảo sự biến động thấp trong tuần qua khiến mọi người lầm tưởng rằng thị trường không có rủi ro, điều khiến họ mất cảnh giác.

Michael Hartnett, chiến lược gia đầu tư của BAML Global Research, chỉ ra dấu hiệu bất thường bằng câu hỏi "Vì sao S&P 500 tiếp tục lập đỉnh mới ngay cả khi quy mô bảng cân đối tài chính của Cục dự trữ Liên bang Mỹ không thay đổi?". Trả lời cho câu hỏi này, Hartnett cho rằng đây là "tín hiệu phấn khích cổ điển”, cho thấy tâm lý đầu tư đang bị căng thẳng. Ngoài ra, BAML cũng chỉ ra rằng mức tiền mặt của khách hàng tư nhân thấp kỷ lục là dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán có thể ở mức gần tới hạn.

Nhà đầu tư huyền thoại Byron Wien, hiện giữ chức Phó Chủ tịch nhóm giải pháp tài sản tư nhân Blackstone, cũng đồng ý với BAML. Wien cho rằng thị trường chứng khoán vượt trội so với bảng cân đối của FED là “có vấn đề”.

Các tin khác