Phép lạ kinh tế Việt Nam

(ĐTTCO) - Đây là nhận định của GS. Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về kinh tế Việt Nam, vừa được đăng tải trên hãng tin Sputnik.
 
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 6%, thuộc nhóm nhanh nhất thế giới. Đất nước này đã vươn lên vị trí cao về khối lượng xuất khẩu hàng điện tử, quần áo và giày dép. Đã ghi nhận một xu hướng toàn cầu - làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam vì có sẵn lực lượng lao động dồi dào giá rẻ, trẻ trung và có kỹ năng cao.
“Tôi nghĩ rằng, trong vòng 5 năm, tối đa 10 năm tới, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu này” - GS Mazyrin khẳng định.

Tuy nhiên, trên con đường này có nhiều “cạm bẫy” Việt Nam cần cố gắng để vượt qua thành công. Việt Nam tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh, nguồn lao động giá rẻ. Nguồn nhân lực này tăng thêm 2%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dân số. Độ tuổi trung bình người lao động Việt Nam ở 38 tuổi,  độ tuổi này được gọi là “thời vàng son”. Tuổi thọ trung bình cao, tính tổ chức, kỷ luật lao động, động lực của người lao động, khả năng thực hiện các công việc nhạy cảm, đặc biệt làm lắp ráp điện tử, với mức lương thấp. Tất cả điều này tạo điều kiện thuận lợi để các công ty nước ngoài theo đuổi. Song, đây chỉ là những lợi thế tạm thời.
Dân số Việt Nam đang già đi rất nhanh. Nếu 10 năm trước,  mức lương trung bình tại các doanh nghiệp chỉ khoảng 30-40USD, hiện nay chỉ số này lên đến 300-400USD. Nếu xu hướng này tiếp tục tăng, sau 10 năm nữa các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn quan tâm đến nguồn nhân lực Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đang muốn phát triển các công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ học vấn, kết quả sau 5-10 năm nữa phân khúc lao động giá rẻ sẽ bị thu hẹp, và trên thị trường lao động sẽ xuất hiện thêm nhiều chuyên gia Việt Nam  có trình độ cao.
Phép lạ kinh tế Việt Nam ảnh 1 Dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang tăng. 
Khối lượng đầu tư nước ngoài vào đất nước hình chữ S đang tăng lên, và nền kinh tế dường như không có khả năng “tiêu hóa” dòng vốn khổng lồ. Dòng vốn nước ngoài lớn gây ra sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô, thâm hụt ngân sách liên tục, nợ công và nợ nước ngoài rất lớn.  Ngoài ra, trong 2-3 năm tới, Việt Nam sẽ được công nhận là nền kinh tế thị trường, và sẽ không còn nhận viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi lớn.
Tất cả điều này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu thâm nhập vào các ngành kinh tế Việt Nam. Xu thế này đã bắt đầu với công nghiệp nhẹ, và đang lan sang cả nhóm ngành dịch vụ. Sau khi các tập đoàn đa quốc gia giành lấy một miếng bánh lớn, sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam sẽ dần giảm đi.

Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Nga, thậm chí nếu các nhà đầu tư nước ngoài ít quan tâm tới Việt Nam, điều đó sẽ không làm tổn thương nền kinh tế của đất nước này. Nhờ những cải cách có hiệu quả đã thành lập cơ sở vững chắc của nền kinh tế thị trường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong tầng lớp này bắt đầu xuất hiện những công ty lớn có thể đương đầu được với các tập đoàn đa quốc gia. Không phải ngẫu nhiên một số tỷ phú Việt Nam được lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes. Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định có thể thay thế những lợi thế của lao động giá rẻ. Nhờ đó ở Việt Nam sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các công ty thành công, và đây là bí quyết của “phép lạ kinh tế Việt Nam”.

Trong khi đó, tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa đang được củng cố nhờ các biện pháp của nhà nước, Việt Nam biết sử dụng linh hoạt các nguyên tắc của kinh tế xã hội chủ nghĩa có kế hoạch. Về mặt này Việt Nam là hình mẫu đối với nhiều quốc gia. Theo các chuyên gia, đến năm 2030 nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 29, và vào năm 2050 sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Với tốc độ phát triển như hiện nay, nhờ chính sách kinh tế khôn ngoan của giới lãnh đạo Việt Nam, có đủ mọi lý do để dự báo này trở thành hiện thực.

Các tin khác