Nỗi lo Nhật Bản đơn phương hạ giá nội tệ

Việc Nhật Bản đơn phương can thiệp thị trường ngoại hối để làm yếu đồng yen hôm qua 31-10, cho thấy “sự bế tắc” trong khả năng phối hợp chính sách kinh tế toàn cầu. Điều này diễn ra chỉ vài ngày trước buổi họp thượng đỉnh vào ngày thứ sáu tới của các nhà lãnh đạo hàng đầu G20 tại Cannes.

Việc Nhật Bản đơn phương can thiệp thị trường ngoại hối để làm yếu đồng yen hôm qua 31-10, cho thấy “sự bế tắc” trong khả năng phối hợp chính sách kinh tế toàn cầu. Điều này diễn ra chỉ vài ngày trước buổi họp thượng đỉnh vào ngày thứ sáu tới của các nhà lãnh đạo hàng đầu G20 tại Cannes.

Động thái của Nhật Bản đã không được chào đón, quan chức hàng đầu nhiều nền kinh tế khẳng định sẽ khó có thể đồng thuận về vấn đề tiền tệ tại Cannes thế nhưng khẳng định các nước G20 sẽ không viện đến biện pháp có thể dẫn đến “chiến tranh tiền tệ”.

 

Tại Berlin, Đức, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh tính bức thiết của việc cần phải có các chính sách phối hợp can thiệp vào thị trường tiền tệ, như G7 đã hợp tác để ngăn đồng yên tăng giá trước khi động đất, sóng thần tại Nhật Bản xảy ra vào tháng 3-2011.

Từ đầu năm 2011 đến nay, thị trường tiền tệ thế giới biến động mạnh khi nhà đầu tư rót tiền vào các loại tài sản an toàn như yen Nhật hay franc Thụy Sỹ. Tháng 9-2011, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ can thiệp áp mức tỷ giá trần của franc để ngăn đồng tiền này tăng giá. Là thành viên của G7, Nhật Bản chịu nhiều hạn chế hơn trong phạm vi các biện pháp được phép áp dụng.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản khẳng định việc đồng yên lên giá quá cao trong thời gian qua là kết quả trực tiếp của hoạt động đầu cơ và không phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế. Trong ngày 30-10 Nhật Bản đã bán ra hàng tỷ yen trong đợt can thiệp thứ 3 vào thị trường.

Tính từ đầu năm 2008 đến nay, yen đã tăng 41% so với USD và 46,9% so với EUR, G20 vẫn lo sợ về việc các hành động đơn phương sẽ phá đi sự phối hợp chính sách về kinh tế tại buổi họp thượng đỉnh ở Cannes vào ngày thứ sáu tuần này. Ngoài ra với động thái của Nhật Bản cũng không thể hy vọng nhiều hơn vào khả năng Trung Quốc ngừng ghìm giá NDT ở mức thấp.

Chính phủ Nhật Bản cũng có quan điểm của riêng mình, họ lo sợ khi yen tăng giá quá cao, các công ty sản xuất sẽ chuyển sản xuất ra ngoài Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt trong khi Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế.

Hôm qua 31-10, Bộ Tài chính Nhật Bản đã chi ra 10.000 tỷ yen tương đương 128 tỷ USD, cao hơn gấp đôi con số kỷ lục vào tháng 8-2011 để ngăn yen tăng giá. Trong đợt can thiệp đơn phương gần nhất, Bộ Tài chính Nhật Bản bán ra 4.500 tỷ yen, mức cao chưa từng có. Trước đó, vào tháng 9-2011, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ dành ra khoảng 46.000 tỷ yên riêng cho việc ngăn yen tăng giá. Như vậy Chính phủ Nhật Bản vẫn còn 36.000 tỷ yen để tiếp tục can thiệp hạ giá đồng tiền này.

Các tin khác