Nỗi lo lạm phát leo thang

Các nước liên tiếp báo động vì lạm phát ngày càng leo thang. Giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn là tạm thời hy sinh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát. Biện pháp được ưa chuộng nhất là tăng lãi suất hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Các nước liên tiếp báo động vì lạm phát ngày càng leo thang. Giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn là tạm thời hy sinh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát. Biện pháp được ưa chuộng nhất là tăng lãi suất hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Lạm phát ở Hàn Quốc trong tháng 5 đã giảm từ 4,2% xuống 4,1%, nhưng con số này không tính giá thực phẩm và nhiên liệu (lên tới 3,5% cao nhất trong 23 tháng qua), cao hơn mục tiêu 3% của chính phủ đặt ra. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hôm 10-6 quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 3% lên 3,25%, là lần tăng lãi suất thứ 3 kể từ đầu năm tới nay, khiến thị trường không khỏi bất ngờ.

Giá cả hàng hóa tăng cao buộc các nước phải siết chặt chính sách tiền tệ, hy sinh tăng trưởng kinh tế để chống lạm phát.

Giá cả hàng hóa tăng cao buộc các nước phải siết chặt chính sách tiền tệ,
hy sinh tăng trưởng kinh tế để chống lạm phát.

Do nền kinh tế Hàn Quốc đã có dấu hiệu chậm lại nên trước đó phần lớn giới phân tích cho rằng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ ưu tiên tăng trưởng hơn là chống lạm phát, lãi suất cơ bản sẽ được giữ nguyên ít nhất tới tháng 7 hoặc tháng 8. Tuy nhiên, diễn biến mới nhất này cho thấy Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để triệt hạ lạm phát.

Tại Brazil, lạm phát tháng 5 đã tăng tốc 6,55% so với năm ngoái, buộc Ngân hàng Trung ương Brazil phải tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm, thêm 25 điểm cơ bản lên 12,25%.

Tại Nga, từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Trung ương đã 2 lần tăng lãi suất tái cấp vốn lên mức 8,25%. Cuối tháng 5, Nga đột ngột tăng lãi suất tiền gửi qua đêm thêm 0,25%, lên 3,5%, với lý do việc Chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc sẽ khiến lạm phát leo thang. Với tỷ lệ lạm phát trong tháng 5 đã ngấp nghé 2 con số (9,7%), một số chuyên gia dự báo sắp tới Nga sẽ lại tăng lãi suất.

Ở Ấn Độ, lạm phát tháng 5 tăng mạnh 9,06%, vượt quá dự đoán 8,7% của giới chuyên gia kinh tế. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã tăng lãi suất 9 lần trong vòng 16 tháng qua và trong tình hình này, nhiều khả năng cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 16-6 sẽ đưa ra quyết định tiếp tục tăng lãi suất.

Tại Trung Quốc, sau 4 lần tăng lãi suất kể từ tháng 9-2010 nhưng vẫn không thể hạ nhiệt lạm phát, nước này đã sử dụng tới chính sách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng (RRR). Ngày 14-6, Trung Quốc công bố tỷ lệ lạm phát tháng 5 nhảy vọt lên 5,5%, cao nhất trong gần 3 năm, vượt xa mục tiêu 4% Chính phủ đề ra. Ngay sau đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5%, lên mức kỷ lục 21,5%. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20-6, nhằm hạn chế nguồn tiền các ngân hàng có thể cho vay.

Cục Thống kê quốc gia cho biết nền kinh tế Trung Quốc “vẫn đang đối mặt với áp lực lạm phát nghiêm trọng” và phải thực hiện các biện pháp kiềm chế giá cả. Giới quan sát dự đoán, trong vài tuần tới Trung Quốc sẽ thắt chặt tiền tệ hơn nữa để ngăn dòng lũ tín dụng tràn ngập nền kinh tế gây ra lạm phát và châm ngòi cho bất ổn xã hội.

Chiến lược gia cao cấp Brian Jackson của Ngân hàng Royal Bank Canada nhận định chẳng có gì ngạc nhiên về việc Trung Quốc tăng RRR và theo sau đó có thể là một đợt tăng lãi suất vào cuối tháng 6. Đồng thời, Bắc Kinh sẽ để NDT tăng giá so với USD như một phần trong các nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Các tin khác