Những CEO lương 1USD nổi tiếng trên thế giới

Họ là những con người thành đạt và tin rằng mức lương 1USD thể hiện cam kết của họ trong nỗ lực tạo ra các giá trị mới cho cổ đông. Và cũng chỉ mới một đôla đó, họ kỳ vọng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng theo nhờ nỗ lực của mình.

Họ là những con người thành đạt và tin rằng mức lương 1USD thể hiện cam kết của họ trong nỗ lực tạo ra các giá trị mới cho cổ đông. Và cũng chỉ mới một đôla đó, họ kỳ vọng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng theo nhờ nỗ lực của mình.

Những giám đốc điều hành (CEO) đã hoặc đang hưởng mức lương tượng trưng chỉ 1USD, không giống những đồng nghiệp của họ trong danh sách 500 CEO được trả lương cao nhất thế giới của Forbes. Trong danh sách đó, tổng lương thưởng của tất cả các CEO lên tới 4,5 tỷ USD năm 2010. 

Còn các CEO lương thấp này thoạt nhìn thì có vẻ hẩm hiu, nhưng con số một đôla này hoàn toàn không tính đến tất cả cổ phiếu thưởng và các ưu đãi khác. Các công ty được dẫn dắt bởi những CEO trong danh sách này cũng chính là các công ty có cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ một khi lợi ích của các CEO gắn chặt với lợi ích của cổ đông, thì đôi bên đều có lợi.

 

1. Larry Ellison của Oracle - lương 1USD:

Nếu lên danh sách các đặc điểm của CEO 1 USD, bạn sẽ thấy có khiêm tốn, tiết kiệm và từ thiện. Ellison chính là người tiêu biểu cho đặc điểm thứ ba: ông đã đồng ý cho đến 95% tài sản của mình với mục đích làm từ thiện.

Tuy nhiên, xét về khoản tiết kiệm thì có vẻ không đúng lắm khi ông cũng từng sở hữu du thuyền lớn nhất thế giới, ngôi nhà lớn nhất thế giới và thậm chí là cả dàn loa lớn nhất thế giới.

Ellison có khối lượng tài sản khổng lồ trị giá 39,5 tỉ USD và là người giàu thứ 5 trên thế giới.

 

2. Steve Jobs của Apple - lương 1USD:

Steve Jobs đã biến Apple trở thành công ty hàng đầu trên thị trường và luôn luôn thay đổi thế giới.

Trong số các công ty tại Hoa Kỳ, Apple chỉ đứng sau ExxonMobil về mức vốn hóa thị trường.

 Kể từ khi quay trở lại công ty năm 1997, Jobs chỉ nhận mức lương 1USD mỗi năm và tạo ra mức hoàn vốn là 8,333% cho các cổ đông. 

 

3. Jen Hsun-Huang của NVIDIA - lương 1USD:

CEO của NVIDIA Jen-Hsun Huang cũng nhận mức lương 1USD năm 2010.

2009 là một năm đầy khó khăn đối với NVIDIA, nhưng thay vì sa thải nhân viên, Huang và các thành viên HĐQT của NVIDIA lại quyết định chỉ nhận mức lương tượng trưng này.

Năm 2009, ông từng nhận được 4 triệu USD gồm lương và thưởng cổ phiếu.

 

4. Larry Page và Eric Schmidt của Google - lương 1USD:

Cả Larry Page và Eric Schmidt - 2 nhà đồng sáng lập ra Google chỉ nhận mức thù lao tượng trưng là 1USD để điều hành cả cỗ máy tìm kiếm khổng lồ.

Cả Larry Page và Eric Schmidt - 2 nhà đồng sáng lập ra Google chỉ nhận mức thù lao tượng trưng là 1USD để điều hành cả cỗ máy tìm kiếm khổng lồ.

Trước đây, khi còn là giám đốc sản phẩm của Google, Page đã từng nhận mức thưởng khi đi nghỉ là 1.785USD năm 2010.

Và giờ anh có số tài sản trị giá 19,8 tỉ USD bao gồm số cổ phiếu của Google và các khoản trả khác.

 

5. Jerry Yang của Yahoo! - lương 1USD:

Yang lên thay Terry Semel làm CEO của Yahoo và cũng nhận mức lương 1USD mỗi năm.

Năm 1994, cùng với David Filo tại Đại học Stanford, Yang đồng sáng lập ra một chương trình tìm kiếm địa chỉ trên mạng với tên gọi: “Jerry and David Guide to the World Wide Web” và sau này phát triển thành Yahoo!

Anh chỉ nhận 1USD, nhưng người kế nhiệm của anh là Carol Bartz thì lại ngược lại, khi chỉ riêng lương cơ bản cho cô đã là hơn 1 triệu USD mỗi năm.

 

6. Edward Liddy của AIG - lương 1USD:

Giám đốc điều hành của tập đoàn AIG - Edward Liddy - cũng nhận mức lương 1USD cho năm 2010 và 2011.

Giám đốc điều hành của tập đoàn AIG - Edward Liddy - cũng nhận mức lương 1USD cho năm 2010 và 2011.

Tuy nhiên, giống như các đồng nghiệp khác trong danh sách này, Liddy vẫn sẽ được nhận các khoản cổ phiếu không công khai và có lẽ số tiền đó sẽ giúp ông chi trả được cho cuộc sống của mình một thời gian dài.

 

7. Vikram Pandit của Citigroup - lương 1USD:

CEO người Ấn Độ của tập đoàn tài chính khổng lồ Citigroup đã nhận mức lương 1USD cho năm 2009 và 2010.

Vì những hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng tài chính gây ra, Pandit đã tuyên bố trước HĐQT của Citigroup rằng “lương của tôi sẽ chỉ là 1USD năm cho đến khi chúng ta có lợi nhuận”.

Và do vậy, tháng 1-2011, khi Citigroup công bố báo cáo kinh doanh quý thứ 4 liên tiếp có lãi, đưa 2010 trở thành năm đầu tiên có lợi nhuận kể từ 2007, ông Pandit đã được tăng lương lên mức 1,75 triệu USD mỗi năm.

Các tin khác