Những bà nội trợ triệu phú

Nghỉ hộ sản thường bị xem là quãng thời gian gián đoạn sự nghiệp của người phụ nữ. Nhưng xuất hiện những bà mẹ trong lúc ngồi nhà đã “phát minh” ra các ý tưởng kinh doanh độc đáo, khởi đầu sự nghiệp triệu phú. ĐTTC giới thiệu 4 trường hợp điển hình ở Hoa Kỳ nhân Ngày của Mẹ (8-5).

Nghỉ hộ sản thường bị xem là quãng thời gian gián đoạn sự nghiệp của người phụ nữ. Nhưng xuất hiện những bà mẹ trong lúc ngồi nhà đã “phát minh” ra các ý tưởng kinh doanh độc đáo, khởi đầu sự nghiệp triệu phú. ĐTTC giới thiệu 4 trường hợp điển hình ở Hoa Kỳ nhân Ngày của Mẹ (8-5).

Gerber baby

Những bà nội trợ triệu phú ảnh 1 

Vào cuối những năm 20 của thế kỷ trước, tại Michigan (Hoa Kỳ), bà mẹ Dorothy S. Gerber rất lúng túng trong chuyện chế biến thức ăn cho đứa con nhỏ Sally. Bà nghĩ phải có cách nào đó để tránh tình trạng bị bao vây bởi một đống rau củ quả bừa bộn mỗi ngày.

Bà sực nhớ tới công ty đồ hộp Fremont của gia đình bên chồng, ông Daniel Gerber. Nếu như Fremont có thể đóng hộp sốt cà chua thì cũng có thể chế biến các loại trái cây, rau củ khác. Sau 1 năm tìm tòi công thức sản xuất, gia đình Gerber đã ra mắt dòng thực phẩm cho bé “Gerber baby”, một thực đơn ngon miệng có đậu, cà rốt, mận, rau bina.

Nhãn hiệu “Gerber baby” có hình vẽ một đứa bé với đôi mắt to tròn, miệng hé mở như đang đòi ăn đã trở thành một biểu tượng thực phẩm cho bé.

Baby Einstein

 

Như tất cả ông bố bà mẹ đều mong muốn con mình trở thành thiên tài hoặc chí ít cũng được hưởng sự giáo dục đầy đủ, Julie Aigner-Clark đã cất công tìm mua các tài liệu giáo dục cho bé sơ sinh.

Lúc đó, Julie phát hiện một thực tế bất ngờ: đã là thập niên cuối của thế kỷ 20 nhưng tại Georgia, Hoa Kỳ vẫn không có tài liệu giáo dục nào giúp trẻ tiếp cận thế giới âm nhạc. Cô bắt tay vào việc thực hiện một băng video dành cho cô con gái nhỏ.

Logo của cuốn băng được Julie phác họa tại… nhà bếp. Trong vòng 1 năm, băng video Baby Einstein đầu tiên đã xuất hiện trong các cửa hàng và ngay lập tức được bán đắt như tôm tươi.

Năm 2000, Baby Einstein đạt được doanh thu 12 triệu USD và được bán lại cho hãng Disney vào năm 2001.

Mrs. Fields

 

Năm 1977, Debbi Fields cảm thấy tay chân thừa thãi khi ngồi nhà trông con. Cô còn trẻ và rất thích các loại bánh quy nướng. Cô quyết định mở một tiệm bán bánh quy.

Dù chẳng có chút kinh nghiệm buôn bán nào, nhưng Fields vẫn kiên trì với công việc. Vợ chồng cô mở tiệm bánh quy đầu tiên tại California. Chẳng bao lâu sau, thực tế đã cho thấy quyết định của vợ chồng cô là đúng: người dân rất ưa thích bánh quy và sẵn lòng bỏ tiền ra để mua một cái bánh quy nóng hổi mới ra lò.

Mrs. Fields trở thành một hiện tượng mới và công ty bắt đầu đẩy mạnh chương trình nhượng quyền thương hiệu. Năm 1993, Fields bán lại “vương quốc bánh quy” cho một tập đoàn đầu tư.

BabyLegs

Những bà nội trợ triệu phú ảnh 4

Năm 2005, nhìn con bị nổi mẩn ngứa vì quần tã, Nicole Donnelly xót ruột. Cô thử cách chỉ quấn tã cho bớt hăm thì chân bé lại bị lạnh.

Cô nảy ra sáng kiến chống lạnh bằng cách cắt một đôi vớ để làm thành một vớ bao chân “dã chiến” cho bé. Vớ trùm từ đùi đến cổ chân, vừa giữ ấm, vừa bảo vệ đôi chân khi bé bò, trườn nhưng không vướng víu, dễ mặc, dễ cởi và cũng dễ thay tã cho bé hơn.Cô bắt đầu thiết kế thêm nhiều mẫu mã và bán ra thị trường dưới nhãn hiệu BabyLegs. Thành công ngoài sức tưởng tượng.

Năm 2008, BabyLegs đã bán được hơn 4 triệu USD sản phẩm trên toàn thế giới. Tháng 4-2009, United Legwear mua lại phần lớn cổ phần BabyLegs và đẩy nhanh mở rộng tầm ảnh hưởng của công ty.

Các tin khác