Nhật Bản: Niềm tin vực dậy

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đã chính thức rơi vào “móng vuốt” suy thoái kép sau khi GDP giảm liền 2 quý. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng đợt suy thoái này sẽ không kìm chân lâu các công ty Nhật Bản. Dự báo đến nửa cuối năm tài khóa hiện tại, xứ sở Phù Tang có thể quay lại quỹ đạo phục hồi.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đã chính thức rơi vào “móng vuốt” suy thoái kép sau khi GDP giảm liền 2 quý. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng đợt suy thoái này sẽ không kìm chân lâu các công ty Nhật Bản. Dự báo đến nửa cuối năm tài khóa hiện tại, xứ sở Phù Tang có thể quay lại quỹ đạo phục hồi.

Suy thoái kép

Cuối tuần trước, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết GDP nước này giảm 0,9% trong quý đầu năm nay, khiến tổng GDP cả năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 giảm 3,7%, tệ hơn dự báo 2% trước đó. Theo các nhà kinh tế, tăng trưởng GDP của Nhật Bản dựa vào 2 “cỗ máy” chính là tiêu dùng nội địa (60%) và mậu dịch (khoảng 30%).

Tuy nhiên, tiêu dùng ở xứ Phù Tang đã giảm 0,6% trong quý I-2011 do tác động từ thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân. Những cuộc khủng hoảng khiến ngành xuất khẩu (chiếm 13,5% GDP năm 2009) giảm mạnh khi hàng loạt nhà máy ở Nhật Bản phải ngừng hoạt động.

Hơn 1 tháng sau trận siêu động đất nhiều hãng sản xuất xe hơi như Toyota, Honda, Nissan... mới khôi phục lại dây chuyền sản xuất, nhưng công suất chỉ bằng 50% so với trước đó.

Nhật Bản tin tưởng vào khả năng phục hồi sản xuất và lợi nhuận của các công ty.

Nhật Bản tin tưởng vào khả năng phục hồi sản xuất và
lợi nhuận của các công ty.

Ngoài ra, các mặt hàng của Nhật Bản, đặc biệt lương thực, thực phẩm cũng khó xuất khẩu hơn do người tiêu dùng lo ngại bị nhiễm phóng xạ. Trong khi đó, chi phí nhập khẩu tăng mạnh do nhiều hãng hàng hải phải đi đường vòng, không cập bến ở vịnh Tokyo để tránh phóng xạ. Trong tháng 3, thặng dư thương mại Nhật Bản giảm 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, thảm họa thiên nhiên và hạt nhân không phải là yếu tố duy nhất kéo Nhật Bản vào suy thoái kép. Trước đó, xứ sở hoa anh đào đã bị tăng trưởng âm trong quý IV-2010. Điều này khiến các lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nhóm họp khẩn cấp để tìm ra nguyên nhân và biện pháp đối phó, trong đó thông qua biện pháp duy trì chính sách tiền tệ thả lỏng. Cụ thể, tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức 0-0,1% và giữ nguyên hoạt động của quỹ thu mua tài sản trị giá 10.000 tỷ yen (123 tỷ USD).

Vẫn lạc quan

Theo BOJ, nền kinh tế trước mắt vẫn chịu nhiều sức ép nhưng với sự phục hồi của ngành xuất khẩu và triển vọng gia tăng nhu cầu nội địa do hoạt động tái thiết sau khủng hoảng, nền kinh tế nước này sẽ quay lại quỹ đạo hồi phục nửa cuối năm tài khóa 2011. Trước đó, BOJ cho biết căng thẳng cung ứng sẽ giảm từ mùa thu năm nay khi việc cup cấp điện được hồi phục và nhu cầu tiêu dùng tăng lên.

Theo nhà phân tích Stephen Harner của tạp chí Forbes, bức tranh vĩ mô của nền kinh tế Phù Tang vẫn có nhiều điểm sáng. Mặc dù nhiều công ty sẽ chứng kiến doanh số và lợi nhuận giảm trong năm nay, nhưng trong vài năm tới sẽ hồi phục trở lại và lợi nhuận tăng nhiều hơn.

Trước khi xảy ra siêu động đất, nhiều công ty Nhật Bản đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong sản xuất, doanh số, lợi nhuận nhờ chính sách và nỗ lực tái cấu trúc sau khi bị cuốn vào vòng xoáy suy thoái kinh tế thế giới năm 2008. Nền kinh tế Nhật Bản lúc đó bị tổn thương hơn nhiều nước OECD (nhóm các nước công nghiệp phát triển) khác, với GDP giảm tới 18,3% trong quý I-2009.

Nhưng những báo cáo tài chính  năm tài khóa 2010 của các công ty niêm yết trên Sàn Chứng khoán Tokyo (TSE), cho thấy đã có sự hồi phục và tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tính đến ngày 17-5, lợi nhuận ròng của tất cả công ty này tăng 55% so với cùng kỳ ngăm ngoái.

Trong 3 quý đầu năm 2010, lợi nhuận ròng tăng 80%, đạt 23.000 tỷ yen (282,9 tỷ USD). Dù vậy, con số này chỉ bằng 70% so với năm tài khóa 2007.

Các tin khác