Nhật Bản đẩy mạnh điều tra giao dịch nội gián

Một cuộc điều tra của chính phủ nhắm vào giao dịch nội gián tại Nhật Bản đã mở rộng sang một số công ty lớn nhất Phố Wall, bao gồm Goldman Sachs, UBS và Deutsche Bank.

Một cuộc điều tra của chính phủ nhắm vào giao dịch nội gián tại Nhật Bản đã mở rộng sang một số công ty lớn nhất Phố Wall, bao gồm Goldman Sachs, UBS và Deutsche Bank.

Ủy ban Các vấn đề tài chính của Đảng Dân chủ cầm quyền đã yêu cầu giới chức quản lý rà soát lại những hoạt động giao dịch khả nghi xảy ra trước khi có các thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng của ít nhất 12 công ty trong vòng 3 năm qua. Ủy ban cũng đang làm việc với các nhà quản lý để gia cố các luật giao dịch nội gián ở Nhật Bản.

Trong số các giao dịch đang được điều tra có các giao dịch của khách hàng Goldman Sachs quay lưng với All Nippon Airways chỉ vài ngày trước khi hãng hàng không này chào bán cổ phiếu vào tháng trước.

Thường thì giá cổ phiếu của một công ty sẽ bị kéo giảm khi công bố tin phát hành cổ phiếu mới, đặc biệt với những công ty đang gặp khó khăn, bởi vì nó pha loãng cổ phiếu trong lúc chưa chắc số vốn huy động thêm có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh như mong muốn.

Động thái đẩy mạnh phanh phui giao dịch nội gián của Tokyo diễn ra đúng thời điểm Cơ quan Các dịch vụ tài chính của Nhật Bản bị chỉ trích “giơ cao đánh khẽ” đối với ngân hàng đầu tư hàng đầu Nhật Bản Nomura trong vụ bê bối rò rỉ thông tin nhạy cảm cho các khách hàng lớn trước khi có những đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Nhật Bản đẩy mạnh điều tra giao dịch nội gián sau sự cố Nomura.

Nhật Bản đẩy mạnh điều tra giao dịch nội gián sau sự cố Nomura.

2 viên chức cấp cao của Nomura đã phải từ chức sau khi thừa nhận có 3 trường hợp nhân viên kinh doanh “bỏ nhỏ” cho các khách hàng quỹ tương hỗ của Nomura về những vụ chào bán cổ phiếu ngân hàng này đang thực hiện cho các khách hàng doanh nghiệp.

Nomura đã được lệnh cải thiện kinh doanh. Theo đó, Nomura được yêu cầu áp dụng các biện pháp thúc đẩy việc tuân thủ nội quy và báo cáo định kỳ với giới chức quản lý về tiến độ thực hiện. Một số chuyên gia cho rằng như vậy là khiển trách quá nhẹ nhàng nên đã kêu gọi phải trừng trị nghiêm khắc hơn, chẳng hạn như ra lệnh tạm ngưng hoạt động những bộ phận kinh doanh vi phạm. Bộ trưởng

Các dịch vụ tài chính Tadahiro Matsushita cho biết dù muốn Nomura "chịu trách nhiệm nặng nề'' vì để rò rỉ thông tin, nhưng Cơ quan Các dịch vụ tài chính cũng ghi nhận sự cải tổ quản lý của Nomura là một dấu hiệu công ty đã sẵn sàng thanh lọc. Ông Matsushita bày tỏ hy vọng mạnh mẽ rằng Nomura “sẽ thúc đẩy cải cách để xây dựng lại cấu trúc công ty một cách cơ bản”.

Các chuyên gia cho rằng vụ bê bối Nomura đã tiếp tục làm suy yếu niềm tin vào thị trường chứng khoán Nhật Bản. “Việc một số ít những kẻ theo đuổi lợi nhuận ngắn hạn một cách liều lĩnh đang hủy hoại danh tiếng và giá trị của toàn bộ thị trường” - ông Okubo (từng là Giám đốc quản lý của Morgan Stanley) nhận định.

Okubo cho biết ủy ban của ông quan tâm đến những giao dịch được thực hiện bởi các quỹ, các công ty môi giới và các nhà quản lý tài sản trước khi diễn ra một loạt các cuộc chào bán cổ phiếu ra công chúng bắt đầu từ năm 2009. Ủy ban đã thu thập dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo về hoạt động bán khống đặt cược rằng cổ phiếu sẽ xuống giá.

Okubo cho biết ông đã gửi danh sách đó cho Ủy ban Giám sát Chứng khoán và Giao dịch. Trong số đó, có vụ All Nippon Airways vào ngày 3-7 công bố phát hành 2,6 tỷ USD cổ phiếu. Hồ sơ của Sở Giao dịch Chứng khoán  Tokyo cho thấy trước đó, bắt đầu từ ngày 25-6 đã xuất hiện các vụ bán khống cổ phiếu All Nippon Airways thực hiện dưới tên Nomura, và dưới tên của Goldman Sachs bắt đầu từ ngày 2-7.

Ngoài ra, trong danh sách của Okubo còn có các vụ bán khống cổ phiếu của Nippon Sheet Glass bắt đầu từ ngày 6-8-2010 dưới tên của ngân hàng Deutsche Bank và UBS trước khi Nippon Sheet Glass công bố chào bán 500 triệu USD cổ phiếu vào ngày 24-8-2010.

Các tin khác