Nhà đầu tư tháo chạy khỏi Tây Ban Nha

Là người Anh nhưng Dennis và Christina Powell luôn dành tình yêu cho xứ sở bò tót. Họ yêu con người, văn hóa và khí hậu ở đó, đến nỗi năm 1999, sau khi về hưu, họ quyết định mua hẳn 1 căn biệt thự 3 phòng ngủ ở Torrevieja, Costa Blanca với giá 36.000 bảng (1,2 tỷ VNĐ).

Là người Anh nhưng Dennis và Christina Powell luôn dành tình yêu cho xứ sở bò tót. Họ yêu con người, văn hóa và khí hậu ở đó, đến nỗi năm 1999, sau khi về hưu, họ quyết định mua hẳn 1 căn biệt thự 3 phòng ngủ ở Torrevieja, Costa Blanca với giá 36.000 bảng (1,2 tỷ VNĐ).

Trong 9 năm, Dennis và Powell hân hoan dọn nhà sang Tây Ban Nha để trốn mùa đông lạnh lẽo ở xứ sương mù. Nhưng cơn bão tài chính năm 2007-2008 ập đến, mọi thứ đều thay đổi. L

ương hưu và tiền tiết kiệm của họ thình lình giảm sức mua đến 1/3 do đồng bảng rớt giá so với EUR. 2 vợ chồng già đành rứt ruột đưa căn hộ họ yêu quý lên sàn giao dịch, nhưng bị “ngâm” ở đó tận 3 năm. Cuối cùng căn hộ  được bán vào tháng 2 vừa qua, với giá sụt tới 70%. Dù vậy, ông Powell vẫn nghĩ mình may mắn.

Dennis Powell cảm thấy may mắn khi bán được căn biệt thự ở Costa Blanca với giá lỗ 70%.

Dennis Powell cảm thấy may mắn
khi bán được căn biệt thự ở Costa Blanca với giá lỗ 70%.

Tương tự gia đình Powell, hàng nghìn người Anh và những người có ngôi nhà thứ 2 ở Tây Ban Nha đang rủ nhau tháo chạy trong bối cảnh nền kinh tế xứ bò tót đang chuyển sang trạng thái con gấu. Tuần trước, 15 ngân hàng Tây Ban Nha và ngân hàng Santander Anh đã bị Moody’s hạ bậc tín nhiệm.

Chính phủ Tây Ban Nha phải mua lại 45% cổ phần của Bankia, ngân hàng lớn thứ 4 trong nước. Giá bất động sản bình quân ở Tây Ban Nha giảm 27% kể từ năm 2007, nhưng ở các khu vực bờ biển Địa Trung Hải - nơi tọa lạc hàng nghìn căn nhà thứ 2 của người nước ngoài - giá bất động sản rơi tự do tới 70%.

Giá bất động sản rớt khiến hơn 217,56 tỷ USD nợ ngân hàng Tây Ban Nha thành nợ khó đòi. Nếu Hy Lạp rời khu vực đồng EUR, tình hình sẽ tồi tệ hơn. Trong khi đó, hôm 22-5, cựu Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos lần đầu tiên thừa nhận nước này đang xem xét khả năng rời bỏ đồng EUR.

Có khoảng 400.000 người Anh đang sống trong căn nhà thứ 2 ở Tây Ban Nha gặp vấn đề tài chính nghiêm trọng theo sau cuộc khủng hoảng ngân hàng và đang cố dãy dụa để thoát về quê hương. Trong thời kỳ kinh tế thăng hoa ở xứ bò tót, có hơn 750.000 người Anh đổ tiền sang bất động sản ở Tây Ban Nha.

Lúc đó, thị trường thế chấp ở Tây Ban Nha rẻ và dễ tiếp cận. Hàng nghìn người thoải mái vay mượn từ các ngân hàng Tây Ban Nha như Banco Sabadell, BBVA để mua “căn nhà mơ ước”. Họ cũng mở tài khoản tiết kiệm và vãng lai ở các ngân hàng Tây Ban Nha. Nhưng nay, cùng với cuộc khủng hoảng nợ, các ngân hàng Tây Ban Nha đang lâm nguy. Nhiều người nhập cư cảm thấy như đang sập bẫy.

Ngoài ra, một nỗi lo mới xuất hiện về rủi ro tiền gửi khi các ngân hàng Tây Ban Nha đang ngày một phát ra nhiều tín hiệu xấu, mà nhiều người lo có thể xuất hiện một làn sóng khủng hoảng ngân hàng mới. Nhiều người đang kiếm lời bằng EUR từ hoạt động cho thuê bất động sản đang cố gắng tìm cách quay lại đồng bảng.

Nhiều người khác có món nợ cao hơn giá trị bất động sản lại tìm cách giao lại chìa khóa nhà để quay lại nước Anh.

“Nhiều người Anh đơn giản là không trả lãi thế chấp nhà ở Tây Ban Nha nữa vì không còn đủ khả năng. Điều này có thể dẫn tới một làn sóng bể bong bóng nhà đất mới, khi các ngân hàng sẽ cố bán các bất động sản thế chấp bằng mọi giá để thu hồi một phần vốn - theo Sean Adams, Giám đốc toàn cầu của SPF Private Clients.

Trong khi đó, các công ty hối đoái như Guardian Wealth Management chứng kiến khách hàng người Anh của họ ở Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italia và những nước eurozone khác hối hả tìm cách thoát khỏi những nền kinh tế đang lâm nguy. Moneycorp cho biết số người đổi EUR sang đồng bảng tăng gấp đôi trong tháng qua.

Hãng HiFX cũng cho biết đã đổi tổng cộng 150 triệu bảng từ EUR trong 30 ngày qua. Caxton FX nói lượng tiền bằng EUR bị đổi sang các loại ngoại tệ mạnh khác tăng hàng trăm triệu EUR trong vài tháng qua vì giới đầu tư muốn lánh xa những rủi ro của cuộc khủng hoảng nợ.

HiFX ước tính khoảng 1/3 người nước ngoài mua nhà ở Tây Ban Nha nay đang cố tìm cách bán bất động sản của họ tại đó. “Chúng tôi chứng kiến số người bán nhà ở Tây Ban Nha tăng 175%” - Mark Bodega, Giám đốc Tiếp thị của HiFX, nói.

Các tin khác