New Zealand siết chặt mạng xã hội sau vụ xả súng

(ĐTTCO) - Đây là yêu cầu chính thức của nữ Thủ tướng New Zealand cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp gửi đến các công ty truyền thông bao gồm Facebook, Google và Twitter trước Quốc hội nước này sau khi đoạn video về vụ xả súng hàng loạt tại thành phố Christchurch ngày 15-3 do chính kẻ thủ ác phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook. 
New Zealand siết chặt mạng xã hội sau vụ xả súng
Đoạn video kinh hoàng này đã được phát lại gần 200 lần trên Facebook và đủ để nó phát tán khắp Internet.
Vodafone và 2 công ty viễn thông khác chuyên cung cấp mạng Internet cho hầu hết người tiêu dùng ở New Zealand đã yêu cầu một cuộc họp khẩn cấp cùng với các CEO của 3 công ty truyền thông Facebook, Google và Twitter để tìm ra giải pháp ngăn chặn các nội dung có tính chất bạo lực xuất hiện trên nền tảng ứng dụng của họ.
3 công ty truyền thông này phải hứng chịu những chỉ trích gay gắt trên toàn thế giới khi không thể xác định và ngăn chặn đoạn video về vụ xả súng ở Christchurch ngay tại thời điểm video này được phát trực tiếp trên các nền tảng của họ. Thay vào đó, chính Vodafone đã trực tiếp truy cập vào các trang web lưu trữ các video này và yêu cầu chính quyền sở tại buộc các trang web này phải gỡ bỏ các video này để ngăn chặn sự phát tán rộng rãi hơn, họ còn yêu cầu chính quyền  đưa ra các mức phạt nếu các trang web này không tuân theo yêu cầu của Vondafone. 
Vodafone cũng đã đưa ra lời phát biểu chính thức trên trang web của họ rằng dù họ đã nhận thấy sự hợp tác từ các trang mạng xã hội nhằm gỡ bỏ đoạn video ngay sau đó nhưng đó vẫn là chưa đủ. Họ không nên để cho video này được phát tán trên các nền tảng của họ vào thời điểm nó được phát trực tiếp hoặc các video có nội dung tương tự trong tương lai chính là giải pháp tốt nhất cho việc ngăn chặn các nội dung có tính chất bạo lực phát tán trên mạng xã hội. 

Năm ngoái, Đức đã đưa ra điều luật cho phép các nhà chức trách được đưa ra hình thức xử phạt đối với các nền tảng mạng xã hội nếu họ không nhanh chóng gỡ bỏ các nội dung có lời lẽ gây thù hằn hoặc kích động. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu đang cân nhắc một quy định mới đối với các trang mạng xã hội nếu không gỡ bỏ các nội dung có tính chất khủng bố trong vòng 1 giờ kể từ khi nó được đăng tải, họ sẽ có nguy cơ phải chịu mức phạt lên đến 4% doanh thu trên toàn cầu. 
Đồng quan điểm với Vodafone, các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đã đưa ra lời yêu cầu đối với các công ty truyền thông rằng họ cần phải có trách nhiệm hơn trên các nền tảng của họ. 
Nữ Thủ tướng New Zealand  Jacinda Arden đã tuyên bố trước Quốc hội rằng chính phủ sẽ xem xét đến sự liên quan của các trang mạng xã hội trong vụ xả súng vừa qua tại Christchurch. Bà phát biểu rằng: “Chúng ta không thể làm ngơ trước việc các trang mạng xã hội vô can trong vụ xả súng này trong khi họ chính là công cụ để kẻ thủ ác phát tán video clip về hành động đẫm máu của hắn. Họ nên có biện pháp quyết liệt hơn trong khâu kiểm duyệt trên các nền tảng của họ”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Úc Scott Morrison vào hôm thứ ba đã chỉ trích về sự vô trách nhiệm trong việc cho phép và thiếu kiểm soát đối với việc phát tán video về vụ xả súng ở Christchurch trên mạng xã hội. Đồng thời, ông cũng đã đặt ra mối quan tâm của mình trong bức thư gửi đến người đồng cấp ở Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe, chủ tịch của Hội nghị G20 vào năm nay. Ông kêu gọi thảo luận về vấn đề này tại tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được diễn ra vào tháng 6 tại thành phố Osaka. 
Phản hồi về phát biểu của bà Arden, Facebook thông báo họ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm và gỡ bỏ các video clip về vụ xả súng tại Christchurch, New Zealand trên nền tảng của họ. Đồng thời, Youtube cho biết vào thứ hai, họ cũng đã gỡ bỏ hàng chục ngàn video clip và vô hiệu hóa hàng trăm tài khoản có mục đích quảng bá hoặc có thái độ ủng hộ tên khủng bố trong vụ xả súng. Họ đã thực hiện hàng loạt các thủ thuật bao gồm tự động từ chối đăng tải các video có nội dung bạo lực và tạm thời đình chỉ tính năng dò tìm video theo ngày tải lên. 

Các tin khác