Myanmar - Rộng cửa đón đầu tư

Sau cuộc tổng tuyển cử ngày 8-11 vừa qua, thị trường Myanmar được kỳ vọng sẽ sớm mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà phân tích đã gọi quốc gia Đông Nam Á này là vùng đất vàng cuối cùng của châu Á.

Sau cuộc tổng tuyển cử ngày 8-11 vừa qua, thị trường Myanmar được kỳ vọng sẽ sớm mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà phân tích đã gọi quốc gia Đông Nam Á này là vùng đất vàng cuối cùng của châu Á.

Myanmar từng là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau Thái Lan. Bắt đầu từ năm 1962, kinh tế Myanmar giảm sút dần và đang là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ Myanmar bắt đầu tự do hóa thị trường năm 2011, tăng trưởng kinh tế của quốc gia đã tăng nhanh trong 4 năm liên tiếp, đạt 8,5% trong năm 2014. Đây cũng là nước đông dân với 60 triệu người và hơn 68% dân số ở độ tuổi lao động. Nhắc đến Myanmar là nhắc đến quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như khí đốt, gỗ, thủy sản, khoáng sản và kim loại quý. Một lợi thế nữa của Myanmar là có biên giới giáp Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào và Bangladesh. Do đó, đây có thể xem là thị trường chiến lược của 2,8 tỷ người tiêu dùng tiềm năng.

Theo KBS World, mặc dù Myanmar đã tiến hành cải cách tự do hóa kinh tế từ năm 2011 nhưng cải cách kinh tế và mở cửa thị trường sẽ thực sự tăng tốc từ sau cuộc tổng tuyển cử năm nay. Luật kinh tế chưa từng được thực thi sẽ được triển khai một cách công bằng và minh bạch đối với các thực thể kinh tế cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, quốc gia Đông Nam Á sẽ nỗ lực hết sức để thu hút đầu tư nước ngoài vì đang thiếu vốn. Tiềm năng kinh tế của Myanmar rất lớn nhưng quốc gia Đông Nam Á này cũng có không ít mặt hạn chế, đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nhà đầu tư. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) xếp Myanmar đứng thứ 182 trong số 189 quốc gia về triển vọng môi trường kinh doanh năm 2014. Dù thứ hạng này tăng lên thành 167 trong báo cáo triển vọng năm 2016, nhưng Myanmar vẫn nằm trong số các quốc gia có môi trường kinh doanh không mấy khả quan. Ngoài ra, nước này cũng đứng thứ 156 trên tổng số 175 quốc gia về chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2014. Hơn hết, vấn đề lớn nhất là đất xây dựng ở Myanmar khá đắt đỏ.

Là thị trường nhiều tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng của Myanmar như đường sá, cảng và sân bay rất thiếu và đó là những hạn chế nghiêm trọng để thực hiện các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, do thiếu ngoại tệ, Myanmar không thể tự mở thầu cho các dự án quy mô lớn. Thêm vào đó là các rủi ro khác như lạm phát cao gần 7%/năm… “Vùng đất vàng” cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều trở ngại ngăn cản việc phát huy những cơ hội vàng đó.

Cải cách kinh tế và mở cửa thị trường sẽ thực sự tăng tốc từ sau cuộc tổng tuyển cử năm nay.

Cải cách kinh tế và mở cửa thị trường sẽ thực sự tăng tốc từ sau cuộc tổng tuyển cử năm nay.

Theo chuyên gia Song Song-I thuộc Viện Thương mại quốc tế, vấn đề khó khăn nhất cho các doanh nhân muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Myanmar là có được đất để đặt cơ sở kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp các nước cần phải nhờ đến sự can thiệp của chính phủ, đứng ra đàm phán với quốc gia Đông Nam Á này để xây dựng các khu công nghiệp đặc quyền. Myanmar đang nhanh chóng trở thành một cơ sở sản xuất có khả năng thay thế Trung Quốc. Vì vậy, để chen chân được vào vùng đất vàng, các doanh nghiệp cần có kế hoạch trung và dài hạn để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững của Myanmar, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chứ không chỉ tập trung tạo lợi nhuận ngắn hạn.

Làn gió mới đang thổi vào Myanmar. Sẽ mất một thời gian để nền kinh tế nước này tăng trưởng đúng hướng. Bởi vậy, các quốc gia nên nhìn xa hơn và thực hiện đầu tư dài hạn vào Myanmar để cùng phát triển.

(Tổng hợp)

Các tin khác