Mối quan hệ đặc biệt giữa chính phủ Mỹ và Boeing

(ĐTTCO) - Trong lịch sử 102 năm, Boeing và nước Mỹ đã phụ thuộc vào nhau, cùng nhau tạo ra hàng trăm ngàn việc làm, đưa nước Mỹ vươn lên bằng những máy bay quân sự hàng đầu và cung cấp máy bay cho toàn thế giới, tạo điều kiện tăng trưởng cho ngành hàng không dân dụng và thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ. 

Nhưng giờ đây, các cơ quan quản lý của chính phủ Mỹ và Boeing đang đối mặt với chỉ trích, vì đã phản ứng chậm chạp trước sự cố máy bay Boeing 737 Max 8 ở Ethiopia. Những lợi ích đan xen giữa Boeing và chính phủ Mỹ đang bị xem xét lại.

Khi tổng thống đi bán máy bay
Hình ảnh các tổng thống Mỹ chứng kiến lễ ký kết bán máy bay Boeing trong các chuyến công du nước ngoài không phải là xa lạ đối với thế giới. Hàng chục thập niên qua, các đời Tổng thống Mỹ đều ủng hộ cho lợi ích của Boeing, và trong 30 năm trở lại đây càng được khẳng định hơn khi các chuyên cơ riêng Air Force One đều do Boeing đảm nhiệm.
Tổng thống Barack Obama đã thuê các thành viên của HĐQT Boeing để làm Chánh văn phòng và Bộ trưởng Thương mại. Chống lại sự phản đối của Đảng Cộng hòa, ông Obama quyết liệt bảo vệ Ngân hàng Xuất nhập khẩu liên bang, nơi đã hỗ trợ rất nhiều cho các hãng hàng không nước ngoài mua máy bay Boeing bằng cách bảo đảm tiền vay, đến nỗi các nhà phê bình bảo thủ đã chế giễu gọi là Ngân hàng Boeing. Tổng thống Donald Trump dường như đã có một khởi đầu khó khăn với công ty, khi chỉ trích hợp đồng mua Air Force One trước khi bước vào Nhà Trắng.
Nhưng sau khi Giám đốc điều hành Boeing Dennis Muilenburg ca ngợi tài kinh doanh của Trump và cam kết giảm chi phí đã giúp công ty giành được sự ưu ái của tổng thống. Ông D.Trump sau đó đã thực hiện một động thái bất thường cho phép ông Muilenburg ngồi cùng nghe một cuộc gọi điện thoại cho vị tướng Không quân quản lý chương trình vũ khí lớn nhất của Lầu Năm Góc. Vào tháng 12, Trump đã chọn một cựu giám đốc điều hành của Boeing, Patrick M. Shanahan, làm Bộ trưởng quốc phòng sau khi Jim Mattis từ chức.
Mối quan hệ đặc biệt giữa chính phủ Mỹ và Boeing ảnh 1  Boeing hiện là một trong những nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của đất nước. 
Lợi nhuận nhảy vọt
Và các chính sách của Tổng thống Trump, bao gồm thúc đẩy tăng trưởng mạnh xuất khẩu của Mỹ và tăng chi tiêu quân sự, đã có lợi cho Boeing, giúp giá cổ phiếu công ty tăng gần gấp ba lần kể từ khi nhậm chức. Trong năm 2017, Boeing đã trúng các gói thầu trị giá 23,3 tỷ USD cho những hợp đồng dùng ngân sách, chưa kể các gói tài trợ quân sự bí mật. Và liên doanh của Boeing với Lockheed Martin và Bell Direct Textron đã nhận được 2,2 tỷ USD và 2,5 tỷ USD, tương ứng trong hợp đồng liên bang năm 2017. Trong năm 2018, Boeing đã đạt kỷ lục 101,1 tỷ USD, tăng 13% so với năm trước, và các nhà phân tích cho biết khoảng 1/4 trong số đó là từ các hợp đồng của chính phủ. Cổ phiếu của công ty đã đạt mức cao nhất mọi thời đại lên đến 446USD, trước khi xảy ra thảm họa tai nạn. 
Andrew Hunter, một chuyên gia công nghiệp quốc phòng thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, cho biết Boeing là nhà xuất khẩu lớn nhất của quốc gia và là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm hàng không vũ trụ thương mại và quốc phòng. Tăng trưởng Boeing rõ ràng đã mang lại lợi ích cho Mỹ. Boeing là một trong những nhà sản xuất hàng đầu của đất nước, sử dụng khoảng 153.027 người lao động vào thời điểm Tổng thống Donald Trump đưa sản xuất trong nước thành ưu tiên chính trị và chính sách hàng đầu.
Boeing hiện là một trong những nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của đất nước. Bất cứ khi nào chính phủ tìm cách tăng cường xuất khẩu, thông thường bạn sẽ thấy Boeing tham gia rất nhiều vào bất kỳ sáng kiến và chính sách mà họ thực hiện. 
Hunter nói rằng trong một số trường hợp, chính phủ được hưởng lợi từ mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn như khi các cơ quan chính phủ làm việc với các nhà khoa học khu vực tư nhân để phát triển công nghệ mới. Tuy nhiên, khi các cơ quan quản lý làm việc chặt chẽ với một công ty trong một thời gian dài, điều đó có thể làm suy yếu sự độc lập của nó, và chắc chắn các chính sách của chính phủ đều phục vụ lợi ích của doanh nghiệp.

Vì sao Boeing luôn trúng thầu?
Là một cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Bill Clinton, Dorothy Robyn được giao nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp hàng không Mỹ. Một phần công việc của ông là lựa chọn đối tác trong số các công ty của Mỹ. Nhưng có một ngoại lệ: đó là Boeing. “Trong các cuộc cạnh tranh giữa các công ty, về nguyên tắc chính phủ phải trung lập. Nhưng cuộc canh tranh giữa các dòng máy bay thương mại, chính phủ sẽ phải cân nhắc giữa Boeing tạo ra hàng chục ngàn việc làm cho người Mỹ, và còn đối thủ Airbus lại của châu Âu. Hay về động cơ, bạn không thể chọn GE hay Pratt & Whitney, còn với Boeing hoàn toàn có thể. Họ là của chúng tôi. Đó là lĩnh vực chúng ta chỉ có một nhà vô địch quốc gia thật sự, và bạn chỉ có thể ủng hộ nó mà thôi” - ông Dorothy Robyn khẳng định.
Boeing là một trong những công ty hàng đầu chi mạnh tiền để cố gắng gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chính phủ. Gã khổng lồ hàng không có trụ sở tại Chicago đã chi 15,1 triệu USD để vận động chính phủ liên bang. Ủy ban hành động chính trị của Boeing đã quyên góp 2,4 triệu USD cho các ứng cử viên chính trị từ năm 2017-2018, đứng thứ tám trong số các tập đoàn trong cả nước. Những người nhận bao gồm 329 thành viên hiện tại của Quốc hội.
Boeing từ lâu đã là nhà cung cấp máy bay cho quân đội Mỹ, chế tạo gần 100.000 máy bay cho Thế chiến II. Trong những năm gần đây, Boeing đã theo đuổi một loạt hợp đồng quân sự. Boeing đã được đảm bảo một số hợp đồng quốc phòng lớn vào mùa thu năm ngoái, đánh dấu sự đảo ngược sau khi họ để mất các hợp đồng chế tạo máy bay chiến đấu F-35 và máy bay ném bom B-21 lần lượt vào tay Lockheed Martin và Northrop Grumman. Boeing cũng sẽ  thụ hưởng hơn 1 tỷ USD do Lầu Năm góc yêu cầu trong đề xuất ngân sách 2020 của Tổng thống Trump để mua 8 máy bay phản lực chiến đấu F-15X.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Lầu Năm góc và Boeing là một phần của “văn hóa cánh cửa xoay vòng”, trong đó các quan chức quốc phòng cấp cao di chuyển qua lại giữa các công việc trong chính phủ và với các nhà thầu quốc phòng. Năm 2004, Darleen Druyun, một quan chức mua sắm cao cấp của không quân, đã bị kết án tù sau khi bà thừa nhận đã nhận sự vận động nhằm chấp thuận mua 100 máy bay tiếp nhiên liệu từ Boeing với mức giá 20 tỷ USD. Bà cũng đã tiết lộ thông tin về giá độc quyền từ một đối thủ cạnh tranh và giúp Boeing thu lợi 4 tỷ USD như một lời cảm ơn vì đã nhận con gái và con rể vào làm tại Boeing.
Đến nay, các quan chức ngành giao thông của Mỹ vẫn đang chờ thông báo chi tiết lý do máy bay Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Etopian Airlines bị rơi. Quốc hội yêu cầu Cục Hàng không Liên bang (FAA) phải trả lời các câu hỏi về việc giám sát Boeing, đặc biệt sau khi FAA đã không phản ứng nhanh buộc dừng bay các máy bay dòng 737 Max, thay vì đợi đến khi các cơ quan quản lý nhiều quốc gia châu Âu, Trung Quốc, Australia ra lệnh cấm trước.
Quyền quản trị viên FAA Daniel K. Elwell lên tiếng về việc phản ứng chậm chạp: “Chúng tôi cần phải đợi đến khi có đủ chứng cứ về sự liên hệ giữa vụ tai nạn của Lion Air ở Indonesia vào tháng 10 năm ngoái và vụ tai nạn ngày 10-3 của hãng hàng không Etopian Airlines. Chúng tôi cần phải có nhiều dữ liệu hơn, để chắc chắn 2 vụ tai nạn trên có liên quan, trước ra quyết định tạm dừng khai thác toàn bộ đội bay”.
Ông Daniel Auble, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Chính trị đáp ứng, lập tức phản ứng, trên hết mọi người đều hiểu rằng ông ta đang bảo vệ Boeing. Boeing là một minh họa tuyệt vời về sự ảnh hưởng của tiền bạc trong hệ thống chính trị nước Mỹ.
 Tính đến năm 2016, Boeing đã tuyển dụng 84 cựu quan chức của Bộ Quốc phòng với tư cách là giám đốc điều hành, thành viên hội đồng quản trị hoặc vận động hành lang, theo một báo cáo từ Dự án Giám sát Chính phủ. “Cánh cửa xoay vòng” đặt ra câu hỏi liệu các quan chức Mỹ - có những nhà quản lý - có ngại nói không với Boeing vì sợ làm hỏng triển vọng làm việc tại Boeing khi họ rời khỏi dịch vụ công.
Ông Mandy Smithberger

Các tin khác