Kodak bên bờ vực phá sản?

Những ngày đầu năm 2012, tờ Wall Street Journal đưa tin chấn động: Tập đoàn thiết bị nhiếp ảnh hàng đầu thế giới Eastman Kodak chuẩn bị nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Thông tin này khiến giá cổ phiếu của Kodak giảm 28%, chỉ còn 47 cent, khi kết thúc phiên giao dịch ngày 4-1 và khiến 19.000 nhân viên của hãng rất hoang mang.

Những ngày đầu năm 2012, tờ Wall Street Journal đưa tin chấn động: Tập đoàn thiết bị nhiếp ảnh hàng đầu thế giới Eastman Kodak chuẩn bị nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Thông tin này khiến giá cổ phiếu của Kodak giảm 28%, chỉ còn 47 cent, khi kết thúc phiên giao dịch ngày 4-1 và khiến 19.000 nhân viên của hãng rất hoang mang.

Kodak bên bờ vực phá sản.
Kodak  bên bờ vực  phá sản.

Thật ra, tình hình kinh doanh của Kodak đã ảm đạm từ lâu vì không khai thác hiệu quả những sáng chế của họ. Dù là hãng đầu tiên phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số, nhưng Kodak không thể trụ lại trong thị trường này. Nếu thực sự phá sản, 1.100 bằng sáng chế của Kodak sẽ được bán đấu giá để khắc phục hậu quả.

Bước vào năm mới 2012, để duy trì hoạt động, Kodak phải nỗ lực đảm bảo nguồn tài chính 1 tỷ USD. Nhưng nếu không tìm được nhà cho vay ngay trong tháng này hoặc trễ lắm là tháng sau, Kodak sẽ rơi vào cảnh không có tiền trả nợ. Trong quý tài chính vừa qua, lượng tiền mặt của Kodak đã giảm từ 1,4 tỷ USD (tháng 9-2010) xuống 862 triệu USD.

Hãng kỳ vọng doanh số mùa mua sắm sẽ giúp tăng nguồn tiền mặt. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh không được như mong đợi, doanh thu tháng 11 chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm 5% so với năm trước, và Kodak tiếp tục “chảy máu” với mức thua lỗ 222 triệu USD. Bình quân giá cổ phiếu Kodak trong 30 ngày giao dịch gần đây vào khoảng 50 cent.

Sở Giao dịch chứng khoán New York đã ra cảnh báo cổ phiếu Kodak có giá thấp hơn mệnh giá yêu cầu và sẽ bị hủy niêm yết nếu không thể vượt qua ngưỡng 1USD trong vòng 6 tháng ân hạn. Như vậy, khả năng huy động vốn từ TTCK cũng trở nên khó khăn hơn đối với Kodak. Khi tin tức Kodak chuẩn bị phá sản loan ra, cổ phiếu Kodak lập tức giảm mạnh khiến tình hình càng thêm bi đát.

Hãng Kodak có bề dày lịch sử hơn 130 năm, được xem như cây đa, cây đề trong làng vật tư, thiết bị ngành ảnh thế giới. Thương hiệu Kodak gần như đồng nghĩa với nghệ thuật phim ảnh. Nhà hát Kodak là “thánh đường” nơi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ trao giải thưởng Oscar danh giá.

Người dân Hoa Kỳ xem Kodak như một trong những công ty vĩ đại nhất của đất nước. Với những ai đam mê nhiếp ảnh, Kodak đã đồng hành với họ trong nghề nghiệp, trong cuộc sống. Không ít cư dân mạng đã bày tỏ sự  nuối tiếc Kodak và mong muốn chính phủ cứu trợ Kodak như đã từng cứu những tên tuổi lớn khác như GM hay AIG.

Sự thất bại của Kodak mặc dù đã được dự cảm trước nhưng chẳng ai muốn thừa nhận Kodak đang hấp hối. Alan Brew, chuyên gia chiến lược thương hiệu và tiếp thị, nhận định Kodak thụt lùi vì “lệ thuộc vào hào quang của chính họ”.

Dù phát minh ra máy chụp hình kỹ thuật số đầu tiên vào năm 1975, nhưng Kodak đã không tận dụng được thời cơ làm “ông trùm” trong cuộc cách mạng phim ảnh kỹ thuật số. Kodak đã không đủ can đảm dứt bỏ sự luyến tiếc ánh hào quang quá khứ của những chiếc máy ảnh chụp phim, những cuộn phim Kodachrome hảo hạng và cụm từ “Khoảnh khắc Kodak” (đã được ghi vào từ điển với ý nghĩa là một cảnh đáng chụp ảnh).

Trong lúc Kodak còn phân vân chọn giữa máy ảnh cơ và máy ảnh số, các đối thủ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, đã bung ra kinh doanh máy ảnh số, hình thành trào lưu thay thế máy ảnh cơ sử dụng phim nhựa.

Mỉa mai thay, chính nỗi niềm hoài cổ đã đẩy Kodak đến gần hơn với “viện bảo tàng” những tên tuổi vang bóng một thời. Niềm hy vọng sống còn của Kodak bây giờ đặt cả vào kho báu 1.100 bản quyền công nghệ mà hãng đang muốn bán đi để tự cứu mình khỏi cảnh phá sản.

Các tin khác