Kịch bản năm 1937 sẽ lặp lại ở Hoa Kỳ?

Những điểm tương tự giữa 2 vị Tổng thống vẫn khiến nhiều người phải suy ngẫm liệu trong năm 2013, kịch bản của năm 1937 sẽ lặp lại đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Những điểm tương tự giữa 2 vị Tổng thống vẫn khiến nhiều người phải suy ngẫm liệu trong năm 2013, kịch bản của năm 1937 sẽ lặp lại đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Năm 1937, sau khi cựu Tổng thống đến từ đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt tái đắc cử, phố Wall cũng phải chứng kiến nhiều phiên giảm điểm tương tự như thời gian gần đây. Khi đó, sản lượng công nghiệp của Hoa Kỳ giảm tới 34,5%. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm một nửa số điểm, từ mức gần 200 điểm hồi đầu năm 1937 xuống còn chưa đầy 100 điểm vào tháng 3/1938.

Do đó, liệu trong năm 2013, kịch bản của năm 1937 sẽ lặp lại đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chính là câu hỏi đã được rất nhiều chuyên gia phân tích đặt ra.

Thật khó có thể hình dung các chỉ số chủ chốt của phố Wall sẽ bị mất một nửa số điểm hay tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 15% như những gì mà nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua trong thời kỳ Đại suy thoái. Tuy nhiên, những điểm tương tự giữa 2 vị Tổng thống vẫn khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Trái với lịch sử

Trong quá khứ, khoản chi ngân sách liên bang chiếm 19 – 19,5% GDP. Tỷ lệ này được cho là an toàn và trở thành điều hết sức bình thường. Các nhà kinh tế học còn cho rằng những tỷ lệ cao hơn hoặc thấp hơn đều chỉ là xu hướng trong nhất thời.

Như vậy, theo quy luật này, chi tiêu ngân sách liên bang phải giảm xuống khi đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã qua đi.

Tuy nhiên, điều ấy đã không xảy ra. Thay vào đó, khoản chi ngày càng tăng lên. Kể cả trong năm 2012, khi cuộc khủng hoảng đã qua đi từ lâu, chi tiêu ngân sách liên bang vẫn ở mức cao – tương đương 24,3% GDP và còn tăng lên so với mức 24,1% của 1 năm trước đó.

Năm 1936, giới hạn tương tự cũng đã bị phá vỡ. Thời kỳ trước năm 1936, chi tiêu ngân sách liên bang vẫn ở mức thấp hơn tổng chi của các bang (thời kỳ chiến tranh là trường hợp ngoại lệ). Tuy nhiên, năm 1936 đã đánh dấu tình trạng chi tiêu ngân sách liên bang vượt quá tổng chi của các bang.

Mối lo ngân sách

Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Barack Obama đã thể hiện rõ ràng ngân sách chính là ưu tiên hàng đầu của ông. "Tôi sẵn sàng cam kết đảm bảo chắc chắn Hoa Kỳ đang giảm thâm hụt ngân sách. Chúng ta sẽ bắt đầu giảm thâm hụt ngân sách và giảm nợ. Tôi tự tin rằng chúng ta có thể làm được điều đó", ông nói. Trong buổi họp báo đầu tiên sau khi tái đắc cử, ông Obama đã khẳng định rõ ràng các biện pháp tăng thuế đánh vào người giàu.

Tương tự, cựu Tổng thống Roosevelt cũng bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 với yêu cầu cắt giảm mạnh thâm hụt ngân sách liên bang. Theo đó, chi tiêu liên bang đã giảm tới 17% chỉ trong 2 năm, từ mức 8,2 tỷ USD vào năm 1936 xuống còn 7,6 tỷ USD vào năm 1937 và 6,8 tỷ USD vào năm 1938.

Cùng thời điểm đó, thuế cũng tăng mạnh. Doanh thu của Liên bang đã tăng đến 5,4 tỷ USD vào năm 1937 và 6,7 tỷ USD vào năm 1938 từ 3,9 tỷ USD vào năm 1936, tương đương 72%.

Thất bại với các đạo luật

Cả 2 ông Obama và Roosevelt đều gặp phải nhiều chướng ngại vật trong việc thực hiện các luật lệ đã được đưa ra trong nhiệm kỳ đầu. Năm 2010, Obama đã ban hành đạo luật chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết các điều khoản đã bị hoãn lại cho đến năm 2013. Giờ đây, mặc dù thời hạn 2013 đã đến gần, thị trường vẫn đang tự hỏi liệu các thay đổi theo yêu cầu có thể được thực hiện hay không.

Trong khi đó, ông Roosevelt có tới 3 đạo luật bị ách tắc: luật An sinh xã hội, luật Quan hệ lao động quốc gia (Wagner Act) và luật Ngân hàng năm 1935. Tất cả các đạo luật này đều được thông qua trước khi cuộc bầu cử diễn ra.

Tuy nhiên, chỉ sau bầu cử, các luật này mới thực sự có hiệu lực. Đến năm 1937, người Mỹ mới phải tuân theo luật An sinh xã hội. Cũng chỉ đến năm 1937, Cục Dự trữ liên bang mới nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, những đạo luật này lại khiến sự bất ổn của nền kinh tế tăng cao và làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp. 

Như vậy, 1 câu hỏi nổi lên: tại sao các chính sách cắt giảm thâm hụt được Obama và  Roosevelt đưa ra sau cuộc bầu cử lại không thể trấn an những người vốn chán ghét thâm hụt ngân sách?

Câu trả lời ở đây là thị trường không tin rằng sự tụt lùi là nhất thời. Dù đây là thời điểm nào đi chăng nữa, những thay đổi từ phía chính phủ chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thị trường.

Các tin khác