“Đục nước béo cò” Uniqlo

Khủng hoảng kinh tế đã đẩy hệ thống bán lẻ của Hoa Kỳ vào cảnh ế ẩm. Các chuỗi cửa hàng như Gap, Abercrombie & Fitch, Coldwater Creek thừa nhận đã mở quá nhiều cửa hàng ở các trung tâm thương mại, dẫn đến tình trạng thừa mứa khiến hàng trăm cửa hàng có nguy cơ bị xóa sổ. Nhưng nỗi đau của các nhà bán lẻ Hoa Kỳ lại trở thành cơ hội cho một số đối thủ nước ngoài, trong đó có thương hiệu Nhật Bản Uniqlo.

Khủng hoảng kinh tế đã đẩy hệ thống bán lẻ của Hoa Kỳ vào cảnh ế ẩm. Các chuỗi cửa hàng như Gap, Abercrombie & Fitch, Coldwater Creek thừa nhận đã mở quá nhiều cửa hàng ở các trung tâm thương mại, dẫn đến tình trạng thừa mứa khiến hàng trăm cửa hàng có nguy cơ bị xóa sổ. Nhưng nỗi đau của các nhà bán lẻ Hoa Kỳ lại trở thành cơ hội cho một số đối thủ nước ngoài, trong đó có thương hiệu Nhật Bản Uniqlo.

Uniqlo đặt mục tiêu doanh số 10 tỷ USD tại Hoa Kỳ.

Uniqlo đặt mục tiêu doanh số 10 tỷ USD tại Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ được xem như thiên đường của những người nghiện mua sắm, nơi thị trường luôn biến đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu “hàng mới” của người tiêu dùng. Đồng thời, các công ty nước ngoài đang muốn thâm nhập thị trường Hoa Kỳ vì tương đối dễ tiếp cận tín dụng, dễ thu hút nhà đầu tư Phố Wall, các quy định ít hơn so với một số nước khác trong khi suy thoái khiến giá thuê mặt bằng rẻ hơn.

Vì vậy, các nhà bán lẻ quốc tế từ Massimo Dutti, Topshop cho đến Yves Saint Laurent, Bottega Veneta và Balenciaga đang nhanh chân mở rộng hoặc khai trương thêm cửa hàng tại Hoa Kỳ. Thị trường bất động sản bán lẻ Hoa Kỳ bắt đầu hồi phục, thể hiện khá rõ rệt ở 2 yếu tố: giá cho thuê mặt bằng tăng lên trong quý I và số lượng mặt bằng bán lẻ bỏ trống lần đầu tiên giảm xuống kể từ năm 2005.

Trong bối cảnh đó, thương hiệu Uniqlo Nhật Bản phát triển nhanh chóng từ thành công trong việc bán các loại quần áo cơ bản với giá cả phải chăng - lĩnh vực vốn là nơi thống trị của các nhãn hàng Hoa Kỳ như Gap và Old Navy.

Khi thị trường Nhật Bản có dấu hiệu bão hòa, Uniqlo chọn hướng tiến công sang các thị trường hải ngoại và đạt được phần lớn tăng trưởng từ nước ngoài. Doanh số bán của bộ phận Uniqlo quốc tế đã nhảy vọt 68% trong nửa đầu năm tài chính tính từ tháng 9-2011 đến tháng 2 vừa qua, đạt 84,8 tỷ yen (1,07 tỷ USD) và lợi nhuận tăng mạnh 45% đạt 11,4 tỷ yen.

Dù các cửa hàng tại Hoa Kỳ bị lỗ trong khoảng thời gian đó nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng có thể xem đây là khoản đầu tư cần thiết để quảng bá tên tuổi Uniqlo, tiến tới giành lấy vị trí cạnh tranh trên thị trường lớn nhất thế giới và hứa hẹn đóng góp rất quan trọng cho sự tăng trưởng của công ty.

Không theo lối mòn của các thương hiệu quốc tế khác như Zara, H&M, Mango vốn vội vã tung các mặt hàng thời trang vào các cửa hàng chỉ vài tuần sau khi nhìn thấy xu hướng xuất hiện, Uniqlo trung thành với phong cách giản dị và nhấn mạnh vào hiệu suất.

Giám đốc Hoạt động Uniqlo Hoa Kỳ Yasunobu Kyogoku tiết lộ: “Thông thường trong bán lẻ có yếu tố thời vụ đối với các sản phẩm bán ra, do đó có lúc các nhà máy phải chạy hết công suất, có lúc lại nhàn rỗi. Uniqlo có thể giữ giá rẻ vì không thay đổi kế hoạch hàng hóa chạy theo các mốt thời trang mới nhất. Công ty điều tiết công suất nhà máy và sản xuất hàng may mặc một cách ổn định quanh năm. Điều này tạo ra hiệu quả cao hơn”.

Trước đây, Uniqlo từng vấp phải thất bại khi nỗ lực mở rộng sang các trung tâm mua sắm Hoa Kỳ, chẳng hạn năm 2006 đã phải sớm dẹp tiệm các cửa hàng ở 3 trung tâm thương mại tại New Jersey chỉ sau 1 năm cầm cự. Lúc đó, Uniqlo thuê địa điểm theo diện tích quy chuẩn khoảng 650m2 nên cửa hiệu Uniqlo bị lọt thỏm giữa “muôn hồng nghìn tía” các cửa hàng khác.

Lần này, để tạo sự khác biệt với các đối thủ, Uniqlo “chơi sang” thuê luôn gần 4.000m2 trong Garden State Plaza (ở Paramus, bang New Jersey) với mặt tiền rộng có thể nhìn thấy được từ xa lộ gần đó hoặc từ bãi đậu xe của trung tâm mua sắm. Uniqlo đã có 3 cửa hàng tại những địa điểm nhộn nhịp nhất New York và 1 tại trung tâm thành phố San Francisco.

Để tạo thêm hiệu ứng, Uniqlo còn chi đậm cho quảng cáo, trong năm 2011 tăng gấp 4 lần chi tiêu quảng cáo lên 8,3 triệu USD. Uniqlo đang ráo riết đẩy nhanh các kế hoạch tăng trưởng đầy tính cạnh tranh tại các trung tâm thương mại ở Hoa Kỳ với mục tiêu trong vòng 8 năm tới, mỗi năm sẽ mở thêm 20-30 cửa hàng mới và đến năm 2020 đạt tới 10 tỷ USD doanh số tại Hoa Kỳ. 

Các tin khác