Châu Âu: Liên minh tài khóa sắp ra đời

Nếu thành công, các nước châu Âu có thêm một bước hội nhập sâu rộng sau khi từ bỏ đồng nội tệ của riêng mình để sử dụng đồng tiền chung duy nhất.

Nếu thành công, các nước châu Âu có thêm một bước hội nhập sâu rộng sau khi từ bỏ đồng nội tệ của riêng mình để sử dụng đồng tiền chung duy nhất.

Tháng 6 năm ngoái, khi Jean-Claude Trichet, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kêu gọi thành lập Bộ Tài chính chung cho các nước châu Âu điều hành ngân sách của các quốc gia trong khu vực, ý tưởng của ông có vẻ như quá viển vông và là 1 ước mơ xa vời phải mất nhiều năm năm trời thậm chí nhiều thập kỷ mới có thể trở thành sự thực.

Một năm sau đó, với khủng hoảng nợ eurozone đe dọa dẫn đến sự đổ vỡ của khối liên minh, Đức đang hối thúc các nước khác thực hiện các bước tiến lớn trong việc hội nhập tài khóa, giống như ý tưởng của cựu Chủ tịch ECB 1 năm trước.

Sau khi không đạt được tham vọng thực hiện thắt lưng buộc bụng, Thủ tướng Đức Angela Merkel giờ đây đang theo đuổi các biện pháp đầy tham vọng như muốn thành lập cơ quan quản lý tài chính của toàn bộ khối đồng tiền chung và trao nhiều quyền hơn hơn Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Tòa án công lý châu Âu. Bà cũng kêu gọi hành động chung trong cải cách thị trường lao động, mạng lưới an sinh xã hội và các chính sách thuế.

Các quan chức nhận định cho đến khi các quốc gia thành viên đồng ý thực hiện các bước này và chịu mất đi quyền lực tối cao của riêng mình, Đức vẫn sẽ tiếp tục từ chối các sáng kiến như Eurobond hoặc liên minh ngân hàng được đưa ra trong thời gian gần đây.

Nếu các bước trên được thực hiện, các quốc gia châu Âu một lần nữa có bước tiến đáng kể về hội nhập chính trị sau khi chịu từ bỏ đồng nội tệ của riêng mình và sử dụng một đồng tiền chung duy nhất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại trước mắt.

Cuối tuần vừa qua, Tây Ban Nha, nơi mà các vấn đề của hệ thống ngân hàng trở thành tâm điểm mới nhất của các thị trường tài chính, đã phát đi các dấu hiệu cho rằng nước này sẽ trở thành nhân tố chủ chốt của kế hoạch này. Tuy nhiên, các quốc gia khác bao gồm Pháp – thành viên lớn thứ 2 trong khối - đã tỏ ra không tán đồng với việc phải hi sinh quá nhiều quyền lực.

Tân Tổng thống Francois Hollande luôn luôn đối lập với bà Merkel. Ông cùng với một số lãnh đạo khác được dự báo sẽ gây sức ép buộc Thủ tướng Đức áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trong hội nghị thượng đỉnh EU được tổ chức vào tháng này.

Một vấn đề khác nảy sinh là dân chủ. Một số công dân châu Âu cho rằng chính các nhà kỹ trị ở Brussels là những người gây rắc rối cho họ. Do vậy, sẽ rất khó để các nhà lãnh đạo có thể thuyết phục cử tri về các bước hội nhập sâu rộng hơn nữa.

Theo một chuyên gia ngân hàng cao cấp, kế hoạch tiến tới liên minh tài khóa sẽ bị hạn chế, kể cả khi Hy Lạp rời eurozone. Hơn nữa, kể cả khi Đức chiến thắng Pháp và một số nước khác như Phần Lan và Áo, các tranh luận về sự thay đổi của hiệp ước cũng sẽ khiến kế hoạch chưa thể thực hiện được.

Các tin khác