Các nước nhất trí kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng

Các nhà lãnh đạo của 4 nền kinh tế lớn nhất Eurozone cam kết ủng hộ gói thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trị giá 130 tỷ EUR (tương đương 163 tỷ USD) và bảo vệ đồng EUR. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo vẫn còn chia rẽ về cuộc khủng hoảng tín dụng khi Đức tiếp tục phản đối đề xuất phát hành trái phiếu chung và sử dụng các quỹ giải cứu để bình ổn thị trường tài chính.

Các nhà lãnh đạo của 4 nền kinh tế lớn nhất Eurozone cam kết ủng hộ gói thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trị giá 130 tỷ EUR (tương đương 163 tỷ USD) và bảo vệ đồng EUR. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo vẫn còn chia rẽ về cuộc khủng hoảng tín dụng khi Đức tiếp tục phản đối đề xuất phát hành trái phiếu chung và sử dụng các quỹ giải cứu để bình ổn thị trường tài chính.

Từ trái qua phải: Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italia Mario Monti

Từ trái qua phải: Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Tổng thống Pháp
Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Italia Mario Monti
  

Trong cuộc họp tại Rome, các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha đã đạt được thỏa luận về các vấn đề ưu tiên cho cuộc họp thượng đỉnh quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 28 và 29-6. Dù không đi vào chi tiết, nhưng các nhà lãnh đạo đồng ý với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng trị giá 130 tỷ EUR, tương đương 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone.

Tại buổi họp báo sau cuộc họp, Thủ tướng Italia Mario Monti cho biết: “Chúng tôi đang chẩn bị một kế hoạch hội nhập kinh tế dài hạn tại châu Âu”. Tham dự cuộc họp với Thủ tướng Italia Mario Monti là Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy.

Các nhà lãnh đạo dự định phát thảo một tầm nhìn dài hạn cho đồng EUR và áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường sức mạnh của liên minh tiền tệ với việc hội nhập kinh tế và tài chính sâu rộng hơn.

Đặc biệt, các nhà lãnh đạo dự kiến công bố kế hoạch thành lập liên minh ngân hàng với các quy định bảo hiểm tiền gửi và giám sát chung. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cũng đang xem xét gia tăng nguồn lực cho Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm bằng cách đầu tư vào các công trình công cộng.

Tại cuộc họp báo, bốn nhà lãnh đạo không đề cập đến chi tiết của kế hoạch đầy tranh cãi về việc sử dụng các quỹ giải cứu để mua trái phiếu Chính phủ của các quốc gia khu vực. Bà Merkel là người phản đối đề xuất này trong khi ba nhà lãnh đạo còn lại là ông Monti, Hollande và Rajoy lại ủng hộ.

Nhìn chung, Đức phản đối ý tưởng sử dụng các quỹ giải cứu của Eurozone để mua lại nợ Chính phủ vì động thái này có thể khiến các nhà làm chính sách trì hoãn thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế “ít được lòng dân”.

Tuy nhiên, chi phí vay mượn của các nền kinh tế lớn của Eurozone như Italia và Tây Ban Nha liên tục leo thang do nhà đầu tư lo sợ các quốc gia này có thể cần được giải cứu.

Các nhà lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ đối với việc đánh thuế lên các giao dịch tài chính được Tổng thống Pháp Hollande bênh vực. Ông Hollande nhắc lại rằng “eurobond” là một trong nhiều công cụ hữu hiệu đang được xem xét. Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Rajoy có vẻ ủng hộ việc sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) để tái cấp vốn cho các ngân hàng nước này.

Tây Ban Nha sẽ chính thức yêu cầu gói giải cứu ngân hàng từ Eurozone nhằm vực dậy các ngân hàng mất khả năng thanh toán. Các điều khoản cuối cùng của gói giải cứu vẫn cần được quyết định và thông qua. Ông Rajoy cho rằng các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng tất cả các cơ chế để đạt được sự ổn định tài chính cho châu Âu vào tháng 3 tới.

Các tin khác