Bức tranh toàn cảnh nợ thế giới

Điều bất ngờ nhất là châu Phi – lục địa đen luôn nổi tiếng với vấn nạn nghèo đói, mới là lục địa sở hữu số lượng các quốc gia mắc nợ thấp nhất thế giới.

Điều bất ngờ nhất là châu Phi – lục địa đen luôn nổi tiếng với vấn nạn nghèo đói, mới là lục địa sở hữu số lượng các quốc gia mắc nợ thấp nhất thế giới.

Mỗi giây qua đi, một vài người trên thế giới nhận thêm nợ mới, kéo tổng nợ toàn cầu tăng thêm từ vài trăm nghìn tới vài triệu USD.

Để có một cái nhìn cụ thể về mức độ nợ nần của từng quốc gia, tờ Economist tạo nên một bản đồ tương quan nợ theo hệ thống từng nước, theo các tiêu chí: tổng nợ cập nhật tới đầu tháng 9-2012, nợ trung bình theo đầu người, tỷ lệ nợ/GDP, và mức độ thay đổi nợ trong vòng 1 năm qua.

Số liệu mới công bố của Economist đem đến cho dư luận 2 bất ngờ:

Điều bất ngờ thứ nhất là trên toàn thế giới, không phải những lục địa phát triển kinh tế như Âu, Á hay Bắc Mỹ mà chính là châu Phi – lục địa đen luôn nổi tiếng với vấn nạn nghèo đói, mới là lục địa sở hữu số lượng các quốc gia mắc nợ thấp nhất thế giới.

Và điều bất ngờ thứ hai, trong danh sách các nước có tổng nợ/GDP cao nhất thế giới điểm mặt rất nhiều cường quốc: Nhật Bản (219,9%), Anh (89,2%), Canada (87%), Pháp (88,5%), Đức (82,5%), Hoa Kỳ (72%), Brazil (54,3%).

Nếu theo số liệu này thì nguy cơ bùng phát nợ công của Nhật Bản còn nghiêm trọng hơn cả Hy Lạp (159,3%), Italia (120,5%) và Tây Ban Nha (71,9%).

Theo Economist, tình trạng nợ toàn cầu leo thang gây ra hai hậu quả nghiêm trọng đối với ổn định thế giới:

Thứ nhất, nợ tăng nhanh hơn tổng sản lượng kinh tế đồng nghĩa với việc gánh nặng thuế sẽ đè nặng lên các công dân tương lai của thế giới.

Thứ hai, nợ theo vòng xoáy chu kỳ và không chỉ phải vấn đề của riêng quốc gia nào, ngược lại nó mắc mớ tới một hệ thống mắt xích kinh tế. Bởi vậy, tình trạng này sẽ kéo thêm nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ tương tự như trường hợp của Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha.

Các tin khác