Bóng đá Hà Lan xốc lại tài chính

Các câu lạc bộ (CLB) bóng đá Hà Lan thời gian qua lâm vào cảnh khó khăn. Cách nay 2 năm, những cú đấm tài chính đã phá sản CLB lâu đời nhất nước Haarlem. Hiện các CLB chuyên nghiệp ở xứ này thua lỗ tổng cộng 115 triệu USD và 1 CLB khác là Veendam vừa thoát phá sản trong gang tấc.

Các câu lạc bộ (CLB) bóng đá Hà Lan thời gian qua lâm vào cảnh khó khăn. Cách nay 2 năm, những cú đấm tài chính đã phá sản CLB lâu đời nhất nước Haarlem. Hiện các CLB chuyên nghiệp ở xứ này thua lỗ tổng cộng 115 triệu USD và 1 CLB khác là Veendam vừa thoát phá sản trong gang tấc.

Những rắc rối tài chính của ngành công nghiệp bóng đá Hà Lan chỉ phơi ra ánh sáng trong một cuộc kiểm tra tài chính của Liên đoàn Bóng đá Hà Lan (KNVB) mới đây. Không như ở Anh, Italia, Đức, Pháp hay Tây Ban Nha, rất ít CLB Hà Lan có mặt trong những giải đấu lớn của châu Âu.

Điều đó khiến họ không kiếm được nhiều tiền từ các bản quyền truyền hình giống như những CLB ở các nước khác. Tuy nhiên, với dân số 16 triệu người, các đội bóng Hà Lan vẫn sống khỏe nhờ các hợp đồng tài trợ.

Ngoài ra, một vài đội còn có thể tham dự giải Champions League, hoặc kiếm lời từ việc chuyển nhượng cầu thủ. Chẳng hạn, CLB Ajax đã bán cầu thủ Luis Suarez cho CLB Liverpool (Anh) với giá 22 triệu bảng (34,4 triệu USD).

Ajax là một trong những CLB được đánh giá tốt về tài chính.

Ajax là một trong những CLB được đánh giá tốt về tài chính.

Tuy nhiên, thời vàng son của bóng đá nước này với những cầu thủ siêu sao như Johan Cruyff, Marco van Basten, Ruud Gullit và Dennis Bergkamp đã qua rồi, dù Hà Lan vẫn có thể “xuất xưởng” được những cầu thủ thuộc đẳng cấp cao. Nhưng cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế, hoạt động chuyển nhượng cầu thủ cũng nguội đi.

“Vì những vấn đề kinh tế, nguồn thu nhập từ việc chuyển nhượng cầu thủ đã giảm đáng kể tại nhiều CLB” - ông Ivo Trijbits, Giám đốc Luật của CLB Ajax. Vì vậy, nhằm tránh tình trạng phá sản giữa mùa bóng của các CLB trong tương lai, các cơ quan chức năng ở Hà Lan đã ban hành một hệ thống cấp phép CLB. Các CLB được yêu cầu phải vững mạnh hơn về tài chính và cấu trúc để tránh phá sản.

Theo Max Van Den Berg, một chính trị gia và là cựu nghĩ sĩ quốc hội châu Âu, hệ thống này nhắm đến “sự minh bạch, khỏe mạnh nhằm mang lại sự vững bền cho các CLB”.

Theo đó, các CLB phải nộp báo cáo tài chính định kỳ vào tháng 3, tháng 6 và tháng 11 hàng năm, bao gồm báo cáo năm tài chính trước, tình hình tài chính nửa năm và những dự báo tài chính, ngân sách cho năm tới. Ủy ban cấp phép sẽ phân loại các CLB theo 3 hạng: yếu kém, khỏe mạnh và rất tốt.

Trong 36 CLB tham dự 2 giải bóng chuyên nghiệp trong nước có 6 đội rơi vào trường hợp thứ nhất, 20 đội rơi vào trường hợp thứ 2 và 9 đội được đánh giá là cực kỳ khỏe mạnh, còn CLB MVV vẫn đang chờ được đánh giá. Đây là một sự cải thiện so với năm 2010 và 2011 khi có 13 đội bị nhận định yếu kém và bị KNVB loại ra khỏi các giải chuyên nghiệp trong 3 năm.

Những khía cạnh khác của hệ thống cấp phép CLB ở Hà Lan còn bao gồm việc kiểm tra cấu trúc hợp pháp của các CLB để bảo đảm không một cá nhân nào có thể gây ảnh hưởng xấu đến CLB. CLB không đạt có thể bị trừng phạt, mà nặng nhất là rút giấy phép. Đó là những gì đã diễn ra với Haarlem vào tháng 1-2010, khi họ tuyên bố phá sản. Dù là CLB lâu đời nhất Hà Lan (thành lập năm 1889), họ bị loại khỏi danh sách CLB chuyên nghiệp ngay lập tức.

CLB này đã sáp nhập với một CLB khác và hiện đang chơi trong các giải không chuyên. Nếu CLB này, hay bất kỳ CLB nào khác, muốn từ giải không chuyên và bán chuyên tiến vào các giải chuyên nghiệp, họ phải có một kế hoạch tài chính “đẹp” và được nhà chức trách phê duyệt.

Hệ thống cấp phép của KNVB có nhiệm vụ bảo đảm các CLB phải trả đầy đủ những gì họ nợ nhân viên/cầu thủ, các CLB khác và quỹ hưu trí. Nó cũng bao gồm những luật fair play của UEFA để bảo đảm những CLB tham gia các giải lớn như Champions League mà không sợ bị UEFA cấm thi đấu.

Các tin khác