Bong bóng tín dụng Trung Quốc

Tình hình tài chính ở Trung Quốc thật ra không “khỏe mạnh” như các công bố chính thức của Bắc Kinh. Đại gia đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa có một động thái khiến nhiều người lo lắng khi cho rằng các khoản nợ công của chính quyền địa phương Trung Quốc có thể cao hơn ước tính của chính phủ tới 541 tỷ USD.

Tình hình tài chính ở Trung Quốc thật ra không “khỏe mạnh” như các công bố chính thức của Bắc Kinh. Đại gia đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa có một động thái khiến nhiều người lo lắng khi cho rằng các khoản nợ công của chính quyền địa phương Trung Quốc có thể cao hơn ước tính của chính phủ tới 541 tỷ USD.

Ngang ngửa Hy Lạp?

Dựa trên số liệu được công bố vào cuối tháng 6 của Cục Kiểm toán Quốc gia (NAO), các chính quyền địa phương đã vay nợ tổng cộng 10.700 tỷ NDT (1.650 tỷ USD), khoảng 27% GDP Trung Quốc trong năm 2010. Vì các số liệu của NAO chỉ dựa trên 6.500 phương tiện đầu tư có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nhưng thực tế có hơn 10.000 phương tiện như vậy trên cả nước, nên con số thực tế cao hơn nhiều.

Ngay như Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng ước tính nợ chính quyền địa phương lên đến 14.000 tỷ USD, chủ yếu nợ các ngân hàng, cao hơn con số của NAO 30%.

China Citic Bank nằm trong số những ngân hàng cho chính quyền địa phương vay "tích cực".

China Citic Bank nằm trong số những ngân hàng cho chính quyền địa phương vay "tích cực".

Trên giấy tờ chính thức, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc hiện dưới 20%, khiến Bắc Kinh trở thành một “mẫu mực” tài chính so với các chính phủ phương Tây. Tuy nhiên, nếu tính luôn các khoản nợ của chính quyền địa phương vào nợ công như các nước phương Tây, con số này lên đến 70-80% GDP, ngang ngửa mức ở các nước nặng nợ như Hoa Kỳ và Anh.

Jim Antos, chuyên gia phân tích ngân hàng của Mizuho Securities Asia, nói rằng nếu cho điểm từ 1-10 về mức độ nguy hiểm trong hệ thống ngân hàng mà Hy Lạp là 10 điểm, thì Trung Quốc 8 điểm. Kể từ tháng 12-2007 đến tháng 5-2011, các khoản nợ ngân hàng ở Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi. Ông Antos miêu tả đây như là một ví dụ kinh điển về bong bóng tín dụng. Năm 2010, vay ngân hàng của Trung Quốc vào khoảng 6.500USD/người, so với GDP 4.400USD/người.

Thực tế đáng lo

Hôm 5-7, Moody’s công bố bản báo cáo cho rằng nợ công của các chính quyền địa phương Trung Quốc cao hơn nhiều so với ước tính của NAO. Chẳng hạn, ước tính của NAO cho rằng các ngân hàng được Nhà nước hỗ trợ ở Trung Quốc đã cho các chính quyền địa phương vay khoảng 8.500 tỷ NDT (1.300 tỷ USD) trong năm ngoái, nhưng Moody’s cho rằng con số thực sự phải là 12.000 tỷ NDT (1.856 tỷ USD).

Vì hầu hết các khoản nợ của Trung Quốc được vay trong thập niên trước, nên có đến 70% các khoản nợ này phải đáo hạn trong vòng 5 năm tới.

Núi nợ của chính quyền các cấp ở Trung Quốc từ lâu đã bị giới đầu tư nhìn nhận là một rủi ro lớn. Nay, với cảnh báo của Moody’s, người ta càng lo ngại rằng một sự tăng trưởng chậm lại ở nền kinh tế thứ 2 thế giới (như dự định của Bắc Kinh để kiềm chế lạm phát) sẽ châm ngòi cho một làn sóng vỡ nợ và làm rung chuyển hệ thống ngân hàng nước này.

“Các khoản vay ngân hàng của chính quyền địa phương lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta biết” - theo Yvonne Zhang, nhà phân tích của Moody’s. Moody’s cũng cho rằng rất khó biết ngân hàng nào ở Trung Quốc đã cho các chính quyền địa phương vay nhiều nhất, nhưng Bank of China và China Citic Bank nằm trong số những ngân hàng cho vay “tích cực” hơn so với nhiều ngân hàng khác trong các hoạt động cho vay năm 2009.

Điều đáng lo, theo Moody’s, có 8-12% khoản cho vay của các ngân hàng Trung Quốc sẽ không được hoàn trả. Con số này cao hơn nhiều so với dữ liệu của Chính phủ đưa ra hồi cuối tháng 3, khi cho rằng các ngân hàng chỉ có 1,1% nợ xấu. Website của NAO cho hay nhiều công ty đầu tư của các chính quyền địa phương đã có số nợ quá hạn lên tới 8 tỷ NDT và hơn 5% số doanh nghiệp này đã phải tìm cách vay mới để trả nợ cũ.

Ngày 31-5, hãng tin Reuters đưa tin các nhà chức trách Trung Quốc có kế hoạch dỡ bớt 2.000-3.000 tỷ NDT (308-463 tỷ USD) nợ của các chính quyền địa phương để giảm bớt nguy cơ vỡ nợ.

Các tin khác