Bầu cử TT Hoa Kỳ: Cuộc chiến năng lượng

Còn chưa đầy 2 tháng đến kỳ bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Trong giai đoạn quan trọng này, một số tập đoàn mạnh nhất trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt và than đá ráo riết chi cả trăm triệu USD tài trợ cho chiến dịch hạ bệ Tổng thống Barack Obama, hoặc ít nhất gây áp lực buộc ông phải có chính sách thân thiện hơn với nhiên liệu hóa thạch, lấn át các cựu đồng minh của Tổng thống trong ngành công nghiệp năng lượng sạch và hạn chế khí nhà kính.

Còn chưa đầy 2 tháng đến kỳ bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Trong giai đoạn quan trọng này, một số tập đoàn mạnh nhất trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt và than đá ráo riết chi cả trăm triệu USD tài trợ cho chiến dịch hạ bệ Tổng thống Barack Obama, hoặc ít nhất gây áp lực buộc ông phải có chính sách thân thiện hơn với nhiên liệu hóa thạch, lấn át các cựu đồng minh của Tổng thống trong ngành công nghiệp năng lượng sạch và hạn chế khí nhà kính.

Những diễn biến này trái ngược với cuộc bầu cử năm 2008. Lúc đó, vấn đề trái đất nóng lên được công chúng quan tâm hàng đầu và trong số 184 quảng cáo liên quan năng lượng, chi tiêu cho các quảng cáo “xanh” đạt 152 triệu USD, đánh bại các quảng cáo nhiên liệu hóa thạch là 109 triệu USD.

Ngay cả đại gia dầu khí Chevron cũng hăng hái loan báo đầu tư vào địa nhiệt và ứng viên McCain cũng chi hàng triệu USD quảng bá các tấm pin mặt trời và trang trại gió như những giải pháp cho vấn đề toàn cầu nóng lên.

Chủ đề năng lượng đóng vai trò rất lớn trong mùa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2012.
Chủ đề năng lượng đóng vai trò rất lớn trong mùa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2012.

Tuy nhiên, thời thế đã xoay chuyển khi dự luật về biến đổi khí hậu bị chết yểu tại Quốc hội, các nghị sĩ Cộng hòa giành được đa số ghế Hạ viện, và những vấn đề dính dáng tới túi tiền như giá xăng dầu bắt đầu thống trị. Trong lúc đó, sau 1 năm áp đặt lệnh đình chỉ hoạt động khoan khai thác dầu khí ở vịnh Mexico để ứng phó với thảm họa tràn dầu của BP năm 2010, Tổng thống Obama lại cho phép ngành công nghiệp này khoan ngoài khơi ở độ sâu chưa từng có và tiến tới mở toang những khu vực mới như vùng biển Bắc Cực ở bang Alaska.

Thái độ thiếu nhất quán của ông Obama đã khiến nhiều đồng minh trước đây của ông vỡ mộng và họ không còn sẵn lòng xuất hầu bao hỗ trợ Tổng thống. Đồng thời, những quyết định chính sách của Obama về vấn đề đường ống Keystone và các quy định khí sạch cũng không mang lại cho ông đồng minh nào từ phe nhiên liệu hóa thạch.

Nhiều tập đoàn khổng lồ trong ngành năng lượng hóa thạch đã đứng về phía Romney - người đã hứa sẽ mở cửa thêm nhiều vùng đất và bờ biển cho khoan dầu khí, kết liễu trợ cấp năng lượng gió và mặt trời, hạn chế những quy định cản trở nhiệt điện than đá.

Phía các loại nhiên liệu hóa thạch đã mở chiến dịch tấn công toàn diện trên nhiều mặt trận, bao gồm gia tăng đột biến các đóng góp chính trị cho ứng viên đối lập Mitt Romney, quảng cáo khơi gợi mối nghi vấn về chương trình năng lượng sạch của ông Obama, dập thêm những chương trình truyền hình tuy không công khai đảng phái nhưng chỉ trích các hành động của chính quyền chẳng hạn như những quy định mới về ô nhiễm không khí và sự trì hoãn các đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada.

“Kể từ khi Obama trở thành tổng thống, giá khí đốt đã tăng gần gấp đôi. Hãy nói cho Obama biết chính sách năng lượng của ông ta đã thất bại” - quảng cáo do Liên minh Năng lượng Hoa Kỳ, một nhóm được giám đốc các hãng dầu mỏ tài trợ.

Tờ New York Times (NYT) đã phân tích 138 mẩu quảng cáo truyền hình phát sóng trong năm nay về các vấn đề năng lượng được thực hiện bởi các chiến dịch tranh cử tổng thống, các đảng phái chính trị, các công ty năng lượng, các hiệp hội thương mại và các nhà chi tiêu của bên thứ ba. NYT ước tính chi tiêu vào các quảng cáo cổ xúy cho than đá và khai thác dầu mỏ, khí đốt nhiều hơn hoặc chỉ trích năng lượng sạch đã vượt quá 153 triệu USD, hoàn toàn lấn át so với con số 41 triệu USD mà phe ủng hộ năng lượng sạch, chiến dịch của Obama và các nhóm Dân chủ nhằm bảo vệ chính sách năng lượng của Tổng thống hoặc nâng cao nhận thức về tình trạng ô nhiễm không khí và trái đất nóng lên. Mục tiêu mà nhiều đại gia nhiên liệu hóa thạch đặt ra là hạ bệ Obama, đánh bại năng lượng sạch hoặc ít nhất cũng buộc Obama (nếu tái đắc cử) phải thân thiện hơn với nhiên liệu hóa thạch.

Các tin khác