Thư Paris

Báo Pháp chiến đấu với khủng hoảng

Tại Pháp, khái niệm báo chí kinh tế đã hình thành rất sớm từ thế kỷ 19 và phát triển nhanh trong thập niên 50 của thế kỷ trước. Những tờ báo này hướng đến đối tượng lãnh đạo và doanh nhân từ cao đến thấp, nhằm đưa ra thông tin kinh tế, chính trị, thị trường, phân tích giúp họ có quyết định chính xác trong việc làm ăn của mình.

Tại Pháp, khái niệm báo chí kinh tế đã hình thành rất sớm từ thế kỷ 19 và phát triển nhanh trong thập niên 50 của thế kỷ trước. Những tờ báo này hướng đến đối tượng lãnh đạo và doanh nhân từ cao đến thấp, nhằm đưa ra thông tin kinh tế, chính trị, thị trường, phân tích giúp họ có quyết định chính xác trong việc làm ăn của mình.

Báo chí Pháp đang cố gắng chiến đấu với khủng hoảng.

Báo chí Pháp đang cố gắng chiến đấu với khủng hoảng.

Báo chí kinh tế ở Pháp chủ yếu tồn tại dưới dạng những tạp chí, một vài tờ mang tính giai cấp rất rõ, bảo vệ lập trường cho riêng một nhóm người.

Thí dụ tờ L’Expansion là tờ báo dành cho giới lãnh đạo. Trong số các tạp chí, Capital là tờ báo thành công nhất suốt 1 thập kỷ qua, có lẽ vì tính đại chúng của nó. Lập trường của tờ Capital không nghiêng về giới chủ lẫn những người lao động, mà chỉ hướng tới một đối tượng chung nhất mà họ trân trọng gọi là: các bạn độc giả.

Tờ Alternatives Economiques cũng đi theo khuynh hướng này nhưng thiếu tính chuyên sâu về kinh tế, nó giống như một tờ báo lai giữa kinh tế và xã hội, tránh viết về những nhân vật cụ thể.

Ngoài ra, kể từ thập niên 1980 chuyên mục kinh tế cũng có chỗ trong tất cả những tờ báo phổ thông khác như Le Monde, Figaro, Nouvel observateurs… nhưng ý nghĩa của những chuyên mục này không thể so sánh được với những tờ báo kinh tế thuần túy.

Đa số tin tức kinh tế trên báo phổ thông thường có chủ đề về cuộc khủng hoảng hay những huyền thoại doanh nghiệp nào đó.

2 tờ báo kinh tế có uy tín nhất cạnh tranh với nhau là Les Echos và La Tribunes. Tháng 2 năm nay, người Pháp chứng kiến việc đình bản của nhật báo kinh tế nổi tiếng một thời La Tribune. Trước kia ở Pháp chỉ có 2 tờ báo chuyên đề kinh tế đúng nghĩa, là Les Echos - có thâm niên lâu nhất từ những năm 1950 và tờ La Tribune ra đời muộn hơn vào năm 1985.

Gọi là đúng nghĩa vì chúng thuần túy, chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế và xuất bản hàng ngày, khác với những tạp chí về kinh tế ra hàng tháng. Sau một thời gian dài cầm cự trong thua lỗ, tờ La Tribune bị bán lại cho tập đoàn truyền thông Hi-Media và chấm dứt ra báo in, 75% nhân viên tòa soạn bị mất việc.

Sau khi đối thủ duy nhất bị xóa tên thì chỉ còn một mình tiếng nói của Les Echos trong giới này. Les Echos cũng là tờ báo tốt khi giữ được tinh thần độc lập, khách quan trong cách đưa tin.

Uy tín của Les Echos ngày càng lớn, thậm chí trong một số trường hợp tiếng nói trên Les Echos mạnh hơn những tờ báo phổ thông khác. Ví dụ nếu chủ tịch công đoàn muốn ra một thông điệp hướng tới giới lãnh đạo, ông ta sẽ đưa lên tờ Les Echos chứ không phải tờ Le Monde.

Từ năm 1960 cho đến nay việc phát hành nhật báo không ngừng suy giảm. Báo in trở nên cô độc vì chỉ còn nó là nguồn thông tin duy nhất mà người ta phải trả tiền, so với radio, TV và internet. Thêm vào đó, bầu sữa chính nuôi sống báo in là quảng cáo lại ngày càng teo tóp.

Năm 2010 lợi nhuận từ quảng cáo trên báo in đã giảm 28% so với 6 năm trước; trong khi quảng cáo trên internet ngày càng được ưa chuộng vì rẻ hơn rất nhiều. So với báo chí phổ thông, báo chí kinh tế phải chịu mối đe dọa lớn hơn nhiều do nhắm đến đối tượng độc giả thiểu số và sống bằng nguồn thu chính từ quảng cáo.

Ngay cả nguồn tin và số liệu của báo kinh tế cũng bị internet cắt xẻo dần dần, chẳng hạn tin tức về thị trường chứng khoán được cập nhật nhanh chóng và rẻ hơn rất nhiều bằng internet. Cái chết của tờ báo La Tribune là một chương đen tối trong thời kỳ khủng hoảng báo chí tại Pháp. Những tờ báo kinh tế còn lại cũng đang chịu đe dọa thường trực.

Điều đáng tiếc nhất là một khi sự đa dạng không còn nữa thì giá trị dân chủ, khách quan của thông tin sẽ bị ảnh hưởng nặng, nhất là trong lĩnh vực nhạy cảm như kinh tế và chính trị.

Các tin khác