5 NH lớn Hoa Kỳ lên kế hoạch tránh sụp đổ

Các kế hoạch phải có tính khả thi cao, có thể thực hiện được trong vòng từ 3 – 6 tháng. Đặc biệt, các ngân hàng sẽ không nhận được sự trợ giúp từ khu vực công.

Cơ quan chức năng Hoa Kỳ đã ra lệnh cho 5 ngân hàng lớn nhất nước này phải triển khai các kế hoạch ngăn chặn sự đổ vỡ trong trường hợp gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Các nhà điều hành nhấn mạnh các ngân hàng này không thể dựa vào sự trợ giúp của Chính phủ.

Theo các tài liệu mà Reuters có được, Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) và Văn phòng kiểm soát tiền tệ liên bang (OCC) đã ra lệnh cho 5 ngân hàng bao gồm Bank of America, Goldman Sachs, Citigroup, Morgan Stanley và JPMorgan Chase bắt đầu thực hiện xây dựng các kế hoạch này từ tháng 5-2010.

Theo đó, các ngân hàng phải xem xét các biện pháp quyết liệt nhằm tránh khỏi sự sụp đổ trong trường hợp tình hình quá căng thẳng. Các biện pháp này bao gồm bán bớt hoạt động kinh doanh, tìm nguồn tài trợ khác nếu như không tiếp cận được thị trường vốn và cuối cùng là giảm thiểu rủi ro.

Các kế hoạch phải có tính khả thi cao, có thể thực hiện được trong vòng từ 3 – 6 tháng. Các ngân hàng sẽ không nhận được sự trợ giúp từ khu vực công.

Được âm thầm thực hiện trong vòng 2 năm, đây là chương trình bổ sung cho chương trình “di chúc sống” mà các ngân hàng phải thực hiện theo đạo luật Dodd-Frank. Động thái này chứng tỏ các nhà quản lý đang rất quyết liệt trong việc đảm bảo rằng các ngân hàng đã có được các kế hoạch ứng phó với kịch bản tồi tệ nhất và có thể hành động 1 cách thông thái khi tình hình trở nên căng thẳng.

Các kế hoạch này khác với “di chúc sống” ở chỗ nếu như di chúc sống có mục đích nhấn mạnh các ngân hàng lớn sẽ không nhận được sự trợ giúp của chính phủ trong trường hợp phá sản, kế hoạch này nhằm vào bảo vệ toàn bộ hệ thống tài chính, người nộp thuế và người gửi tiền.

Theo Mike Brosnan, giám đốc bộ phận giám sát ngân hàng lớn tại OCC, kế hoạch giúp đảm bảo chắc chắn rằng các ngân hàng lớn và các cơ quan chức năng đã sẵn sàng đương đầu với thời kỳ căng thẳng và không ổn định của khu vực ngân hàng.

Đã 5 năm trôi qua kể từ khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nỗi lo lắng cho rằng các ngân hàng lớn sụp đổ có thể khiến người nộp thuế phải cứu trợ 1 lần nữa vẫn còn. Gần đây nhất, vụ JPMorgan lỗ 6 tỷ USD hay scandal thâu tóm lãi suất Libor đã làm dấy lên những rủi ro còn tồn tại trong các ngân hàng lớn.

Mặc dù các “thảm họa” này làm tổn hại danh tính của các ngân hàng, chúng không hề ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán. Dường như hầu hết các ngân hàng lớn đều đang tạo ra nhiều lợi nhuận. Trong 5 năm qua, vốn và tính thanh khoản của 5 ngân hàng lớn cũng đã được cải thiện đáng kể.

Bank of America và Citigroup đã thực hiện một số động thái hưởng ứng kế hoạch này. Cà 2 ngân hàng này đã bán đi các hoạt động kinh doanh cũng như không phải cốt lõi để có thể cải thiện tình hình sau khi nhận được các gói cứu trợ lớn trong suốt thời kỳ khủng hoảng.

Các tin khác