1 tỷ EUR tiền gửi rút khỏi ngân hàng Tây Ban Nha?

Tin 1 tỷ euro tiền gửi rút khỏi ngân hàng Bankia đã làm rúng động ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế vốn bất ổn của Tây Ban Nha.

Bài báo đã làm dấy lên làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng Tây Ban Nha.

Cổ phiếu ngân hàng lớn thứ 4 Hy Lạp, Bankia SA giảm 27% tại Madrid sau khi tờ báo El Mundo cho biết 1 tỷ euro (1,27 tỷ USD) đã bị rút khỏi ngân hàng sau khi chính phủ tuyên bố quốc hữu hóa. Con số này bằng số rút vốn trong 3 tháng đầu năm của ngân hàng.

Chính phủ Tây Ban Nha phủ nhận việc tiền chạy khỏi Bankia. Jose Ignacio Goirigolzarri, chủ tịch Bankia trấn an các nhà đầu tư rằng tình hình Bankia mấy ngày gần đây hoàn toàn bình thường, và việc chính phủ quốc hữu hóa đã đủ đảm bảo cho khả năng thanh toán của Bankia.

Thêm vào đó, Moody's hạ tính nhiệm 16 ngân hàng nước này do lo ngại về các khoản nợ xấu trong bối cảnh suy thoái, thị trường bất động sản tồi tệ, và tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng. 

Lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha phiên đấu giá thứ 5 vừa rồi cũng tăng mạnh: trái phiếu kì hạn 3 năm tăng lên 4,87% từ 4,04% trong cuộc đấu giá ngày 3/5. Trên thị trường thứ cấp, lợi suất trái phiếu kì hạn 10 năm Tây Ban Nha lên cao đáng lo ngại ở 6,29% từ 5% trong tháng 3 và gần tiệm các mốc lãi suất dài hạn bất ổn 7% buộc chính phủ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha cầu cứu các gói cứu trợ.

Thứ năm rồi, chính phủ Tây Ban Nha đã thông quá kế hoạch cắt giảm ngân sách của 16 khu vực, và theo Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha xác nhận Tây Ban Nha suy thoái lại lần thứ 2 trong 3 năm. GDP nước này giảm 0.3% trong quý I-2012.

Toàn khu vực tài chính châu Âu nói chung và ngành ngân hàng Tây Ban Nha nói riêng đang bị đe dọa do cuộc khủng hoảng châu Âu. Trước đó, khu vực ngân hàng Tây Ban Nha đã bị tổn hại nặng nề từ thị trường bất động sản, và đang phải đối mặt các quy định vốn mà nhiều nhà nghiên cứu sợ họ không thể đáp ứng.

Ngoài ra, tình hình chính trị phức tạp ở Hy Lạp càng làm tăng nguy cơ rời khỏi eurozone của nước này, tạo ra hiệu ứng đổ vỡ khắp châu Âu cũng như thị trường tài chính thế giới.

Người gửi tiền cũng đang nhanh chóng rút tiền khỏi các ngân hàng Hy Lạp do lo ngại thể chế tài chính quốc gia này sụp đổ nếu Hy Lạp rời eurozone khiến các khoản tiết kiệm của họ mất giá trị khi quốc gia bắt đầu sử dụng đồng tiền mới.

Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias đã cảnh báo khoảng 700 triệu euro (898 triệu USD) đã bị rút khỏi Hy lạp sau cuộc bỏ phiếu hôm 6-5.

Các tin khác