Doanh nhân huyền thoại hồi sinh Japan Airlines thế nào?

Thế nhưng cũng giống như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Nhật lâu năm khác, ông biết về Japan Airlines từ góc độ của một hành khách sử dụng dịch vụ của hãng từ thập niên 1950. Kết hợp với kinh nghiệm quản lý của mình, ông đã làm hồi sinh tập đoàn hàng không được coi như bộ mặt của nước Nhật này.

Khi Kazuo Inamori (ảnh) nhận trách nhiệm vực dậy hãng hàng không Japan Airlines vào năm 2010, ông chẳng có chút kinh nghiệm nào về ngành này.

 

Thế nhưng cũng giống như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Nhật lâu năm khác, ông biết về Japan Airlines từ góc độ của một hành khách sử dụng dịch vụ của hãng từ thập niên 1950. Kết hợp với kinh nghiệm quản lý của mình, ông đã làm hồi sinh tập đoàn hàng không được coi như bộ mặt của nước Nhật này.

Trước năm 2010, Japan Airlines đã thua lỗ triền miên suốt 1 thập kỷ. Chính phủ Nhật đã phải nhiều lần tung tiền để cứu tập đoàn nhưng vẫn không ngăn được tình trạng kinh doanh sa sút.

Khi đã cảm thấy quá mệt mỏi, Bộ trưởng Giao thông Nhật đã bổ nhiệm Kazuo Inamori, người được coi như “huyền thoại sống” của giới chủ doanh nghiệp Nhật, sáng lập công ty điện tử Kyozera và tập đoàn viễn thông KDDI vào vị trí này.

Quyết định này thực ra khá ép buộc với Kazuo Inamori bởi trước đó ông đã nhiều lần từ chối với lý do ông đã gần 80 tuổi và không hiểu gì về ngành hàng không.

Những gì mà ông Kazuo Inamori làm được sau đó đã cho thấy Bộ trưởng Giao thông Nhật không chọn nhầm người.

Chỉ 2 năm 8 tháng sau khi nộp đơn xin phá sản, Japan Airlines lại niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Công việc kinh doanh của hãng đã hồi phục theo đúng hình chữ V và nay là một trong những hãng hàng không hàng đầu châu Á.

Để làm được điều này, Kazuo Inamori đã thực sự thay đổi được tận gốc rễ cách suy nghĩ của nhân viên Japan Airlines về làm dịch vụ. Vậy ông đã làm điều đó như thế nào?

Trong ký ức của Kazuo Inamori vẫn còn nguyên kỷ niệm của những ngày đầu mới về làm việc tại Japan Airlines. Ông kể lại: “Khi nước Nhật giàu hơn, người Nhật có cuộc sống sung sướng hơn thì người ta dường như quên mất việc tự đặt câu hỏi tại sao họ phải làm việc và việc họ làm có lợi cho ai?.”

Để giúp nhân viên Japan Airlines hiểu tại sao họ cần phải thay đổi, ông đã tổ chức nhiều buổi họp. Bằng một cách nói chuyện rất gần gũi và nhẹ nhàng ông giải thích cặn kẽ, sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để nói cho nhân viên hiểu vì lý do nào mà Japan Airlines đã phá sản và cần phải thay đổi như thế nào.

Ở giai đoạn đầu, các chương trình đổi mới của Kazuo Inamori đã vấp phải rất nhiều sự kháng cự, nhiều nhân viên JAL gọi đó là hành vi “tẩy não”. Thế nhưng thực tế hoạt động kinh doanh tại JAL đã cho thấy triết lý kinh doanh của Kazuo Inamori là đúng đắn.

Những triết lý đơn giản như nên biết nghĩ từ góc độ khách hàng, cố gắng tăng cường trao đổi thông tin giữa nhà quản lý và nhân viên có thể tìm thấy ở bất kỳ công ty nào, nhưng áp dụng nó được đến đâu thì lại phải tùy thuộc vào việc mỗi nhân viên cảm thấy phải thay đổi.

5 biện pháp để hồi sinh Japan Airlines

Ngay khi mới về, lập tức ông nghiên cứu rất kỹ về ngành hàng không và đưa ra kế hoạch cắt giảm chi phí và cải tổ mạnh mẽ. Đầu tiên, ông sa thải 16 nghìn nhân công, giảm 30% lương và cắt giảm mạnh tay nhiều đường bay không hiệu quả.

Thứ hai, đối với những nhân viên còn ở lại, ông giúp họ hiểu “sứ mệnh” và trách nhiệm của JAL đối với nước Nhật. Đồng thời ông cũng đưa ra một đảm bảo chắc chắn về công việc làm dài hạn để họ có thể yên tâm làm việc.

Thứ ba, ông cải thiện mạnh chương trình phúc lợi cho nhân viên với quan điểm: con người quan trọng hơn của cải. Việc biết tôn trọng con người sẽ giúp mang lại lợi ích cho công ty trong dài hạn.

Ngoài ra, ông yêu cầu tất cả các nhân viên phải đi học khóa kỹ năng lãnh đạo. Bằng cách này ông giúp cho họ có cái nhìn của nhà quản lý, hiểu và thông cảm cho lãnh đạo hơn.

Cuối cùng, ông áp dụng hệ thống quản lý Amoeba, theo đó từng bộ phận phải công bố chi tiết doanh thu và lợi nhuận của họ. Hệ thống này từng được ông áp dụng tại tập đoàn Kyocera của chính mình.

Lý do của việc sát sao với từng bộ phận nhỏ như trên, theo lý giải của Kazuo Inamori, chính là bởi khi mới về nhận việc, ông nhận thấy các báo cáo tài chính của tập đoàn rất thiếu cập nhật và không chính xác. Quy định quản lý mới giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh và mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm rất cao cho công việc của mình.

Nhờ những nỗ lực của Kazuo Inamori, chỉ ngay trong năm đầu tiên sau khi ông đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại JAL, hãng đã có lãi 188,4 tỷ yên, và từ đó đến nay liên tục lãi cao. Đến năm 2012, JAL chính thức đánh dấu sự trở lại thời hoàng kim bằng việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo.

Các tin khác