Xem xét điều chỉnh “room” tín dụng

Trong văn bản 198 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN về triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, NHNN nhấn mạnh việc theo dõi sát tình hình tăng trưởng tín dụng  toàn hệ thống và từng tổ chức tín dụng (TCTD); xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nếu TCTD có đề nghị… Nắm bắt chủ trương này, nhiều NHTM đã kiến nghị NHNN nâng thêm “room” tăng trưởng tín dụng để lấy đà tăng tốc tín dụng từ nay đến cuối năm.

Trong văn bản 198 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN về triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, NHNN nhấn mạnh việc theo dõi sát tình hình tăng trưởng tín dụng  toàn hệ thống và từng tổ chức tín dụng (TCTD); xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nếu TCTD có đề nghị… Nắm bắt chủ trương này, nhiều NHTM đã kiến nghị NHNN nâng thêm “room” tăng trưởng tín dụng để lấy đà tăng tốc tín dụng từ nay đến cuối năm.

Trao đổi với phóng viên ĐTTC mới đây, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho biết sẽ kiến nghị NHNN cho tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay từ 15% lên 25-30%. Việc này nhằm đẩy mạnh cho vay ra với những khách hàng chiến lược mà OCB đặt trọng tâm từ nay đến cuối năm.

Lãnh đạo MB cũng dự kiến trình NHNN xin chấp thuận tăng trưởng tín dụng trong năm nay 25% để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng đã được MB cấp hạn mức, khách hàng mục tiêu thuộc đối tượng khuyến khích tăng trưởng của MB và NHNN.

Tại cuộc họp mới đây với UBND TPHCM, ông Đỗ Duy Hưng, Tổng giám đốc NH Bản Việt, cho biết năm 2012 Bản Việt được tăng trưởng tín dụng 17%, đến nay đã cho vay ở TPHCM hết 3.500 tỷ đồng nhưng không biết NHNN có cho phép nới “room” thêm. Nếu khống chế quy định trong mọi trường hợp không được vượt quá 17% sẽ rất khó cho NHTM trong việc tài trợ xuất nhập khẩu khi có một hạn mức vì không đủ “room” cho doanh nghiệp.

Việc tăng hạn mức tín dụng phụ thuộc vào chất lượng và khả năng quản trị từng NH. Ảnh: C. THĂNG

Việc tăng hạn mức tín dụng phụ thuộc vào chất lượng
và khả năng quản trị từng NH. Ảnh: C. THĂNG

Theo ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB, thực tế những NH nhỏ có dư nợ chỉ khoảng 7.000-8.000 tỷ đồng, việc tăng trưởng tín dụng 17% cũng chưa tới 1.000 tỷ đồng, nên đến nay cho vay hết “room” không khó. Nhưng với NHTM lớn như ACB, VCB, VietinBank… có số dư nợ lớn, “room” 17% sẽ rất lớn, muốn đạt được không phải dễ. Đơn cử, hiện tại DaiABank hay ACB Leasing hiện nay đã đầy “room” cho vay.

Hiện nay ACB giảm lãi suất với dư nợ cũ xuống 15%/năm được 18.000 tỷ đồng dư nợ, nhưng dự kiến từ nay đến hết tháng 7 sẽ tăng lên 30.000 tỷ đồng. Vì tổng dư nợ cho vay tiền đồng của ACB khoảng 60.000 tỷ đồng, trong khi giải ngân mới ACB cho vay lãi suất 14-14,5%/năm, nên một số khách hàng tốt ACB vẫn cho vay ở mức 13-13,5%/năm.

“Tín dụng đã ngưng giảm và tăng lại trong 1-2 tuần nay, bao gồm khách hàng cũ đang vay lại và cả khách hàng mới. Nhiều khách hàng cũ vay lại đã tăng quy mô vay do rơi vào đúng mùa vụ kinh doanh như doanh nghiệp cao su hay may mặc cần nhập nguyên liệu về sản xuất hàng tết.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%/năm không dễ, đòi hỏi ACB phải nhảy qua một số lĩnh vực khác, trong đó tính đến việc chọn một số dự án bất động sản có vị trí tốt, đầu tư dở dang gần hoàn thiện để cho vay nhằm cơ cấu dòng tiền của khách hàng, đồng thời tăng thu nhập an toàn cho NH” - ông Toàn cho biết.

Theo một chuyên gia NH, dù nhiều NHTM xin gia tăng thêm “room” tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống NHTM dự báo bình quân khoảng 6-8% nếu không có tác động tích cực nào khác. Bởi lẽ hiện nay kiếm khách hàng vay không dễ, nhiều NHTM phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận để giữ thị phần tín dụng.

Nhiều chuyên gia dự đoán tình trạng tín dụng trì trệ sẽ còn kéo dài đến quý III và IV năm sau mới phục hồi, khi đó các NHTM mới dám đẩy mạnh tín dụng. Hiện nay tín dụng đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chậm, nguy cơ rủi ro vẫn còn.

Văn bản 198 của NHNN cho biết sẽ đảm bảo tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm phải đi đôi với an toàn hệ thống, tập trung vốn cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…

Tuy nhiên, việc tăng hạn mức tín dụng 6 tháng cuối năm ở các NHTM còn tùy thuộc vào chất lượng tăng trưởng tín dụng và khả năng quản trị của từng NHTM. 

Các tin khác