Vay “chữa cháy”

Trước tình trạng khát vốn, nhiều doanh nghiệp đang tìm mọi cách để xoay vòng đồng vốn nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, nhiều chiêu cho vay “nóng” xuất hiện, còn doanh nghiệp đi vay gặp nhiều rủi ro.

Trước tình trạng khát vốn, nhiều doanh nghiệp đang tìm mọi cách để xoay vòng đồng vốn nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, nhiều chiêu cho vay “nóng” xuất hiện, còn doanh nghiệp đi vay gặp nhiều rủi ro.

Đơn cử, khi tiếp cận để vay vốn NHTM phục vụ sản xuất mùa Trung thu sắp tới, bà T., giám đốc một công ty chế biến nông sản thực phẩm ở Củ Chi, TPHCM cho biết công ty đang gặp nhiều khó khăn, vì hầu như NH nào cũng chỉ cho vay ngắn hạn 3-6 tháng. Vì thế khi đến kỳ đáo hạn, bà T. đã phải cầu cứu một số tiệm vàng để vay vàng “khống”.

Cụ thể, ngày 4-5, giá vàng được niêm yết 36,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,75 triệu đồng/lượng (bán ra). Với việc mua “miệng” 10 lượng vàng, thay vì lấy 10 lượng vàng bà T. được tiệm vàng trên đưa 367 triệu đồng. Làm thủ tục đáo hạn tại NH xong, buổi chiều bà T. đến ngay tiệm vàng để hoàn trả số tiền trị giá 10 lượng vàng theo giá thị trường vào thời điểm này. Như vậy, chỉ trong vòng mấy giờ bà T. bị mất 8 triệu đồng, ngang với lãi vay “tín dụng đen”.

Với hình thức cho vay vàng khống này, các cửa hàng vàng không nhận tiền lời nhưng hưởng chênh lệch giá mua và giá bán, đồng thời được lời tiếp nếu giá vàng tăng.

Không chỉ phải vay vàng khống, hiện nay nhiều doanh nghiệp còn tìm đến các nguồn vốn ở bên ngoài với lãi suất thỏa thuận “cắt cổ”. Để tiếp cận được những nguồn vốn này doanh nghiệp chỉ cần thế chấp giấy tờ nhà xưởng. Vì thế, nếu như trước đây nhiều doanh nghiệp cho khách hàng trả chậm 30-45 ngày, nay họ rút lại chỉ cho đối tác “gối đầu” 15 ngày.

Trước tình trạng này hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng nếu như NHNN đã siết được lãi suất đầu vào ở mức 14% cũng nên thắt chặt luôn cả đầu ra để cho doanh nghiệp đỡ khổ và hạn chế rủi ro cho người đang cần vốn lẫn người có vốn.

Các tin khác