Cục diện CP vua (K1): Không lên sàn khó tăng vốn

LTS: Sau một thời gian dài lặng sóng, CP ngân hàng (NH) vốn được mệnh danh CP vua đã bùng nổ trở lại. VCB (Vietcombank) hiện đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu về vốn hóa trên TTCK với GAS (PVGas), hay sau một thời gian dài đi ngang ACB (NH Á Châu) và EIB (Eximbank) cũng đã tăng mạnh trong những ngày gần đây… Sự thay đổi về vị thế của CP NH sẽ tác động đến tương quan nội khối và trên TTCK cũng như sự tích cực của CP NH trên sàn đang đối lập với những CP NH dưới sàn.

LTS: Sau một thời gian dài lặng sóng, CP ngân hàng (NH) vốn được mệnh danh CP vua đã bùng nổ trở lại. VCB (Vietcombank) hiện đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu về vốn hóa trên TTCK với GAS (PVGas), hay sau một thời gian dài đi ngang ACB (NH Á Châu) và EIB (Eximbank) cũng đã tăng mạnh trong những ngày gần đây… Sự thay đổi về vị thế của CP NH sẽ tác động đến tương quan nội khối và trên TTCK cũng như sự tích cực của CP NH trên sàn đang đối lập với những CP NH dưới sàn.

Trong bối cảnh ngành NH đang tái cấu trúc mạnh mẽ và mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, để có thể tồn tại các NH phải có nguồn vốn dồi dào. Do vậy nhu cầu tăng vốn điều lệ (VĐL) rất cấp thiết tại nhiều NH nhưng lại gặp không ít trở ngại, trong đó có cả nguyên nhân do chưa niêm yết CP trên TTCK.

Từ trên sàn đến dưới sàn

Dẫu biết rằng khó khăn, nhưng rõ ràng việc niêm yết sẽ buộc NH ở vào thế không còn đường lùi, phải nỗ lực gấp bội để chinh phục TTCK. Thị trường nếu có khắt khe cũng có sự hào phóng trong trường hợp thấy được sự cải thiện của NH trong hoạt động sau khi lên sàn.

VĐL của 3 NHTMCP có sở hữu của Nhà nước gồm BIDV (BID), VietinBank (CTG) và Vietcombank (VCB) đều ở mức trên dưới 30.000 tỷ đồng. Trong khi đó, VĐL trung bình của các NHTMCP ở tốp đầu như ACB, EIB, STB (Sacombank) hay MBB (NH Quân Đội) vào khoảng 10.000 tỷ đồng. Sự chênh lệch về VĐL giữa các NH tạm gọi ở “chiếu trên” này đã là rất khác nhau. Những NH như ACB hay STB có thời gian niêm yết vào loại lâu và sớm nhất trong ngành NH, nghĩa là đã có nhiều cơ hội để phát hành, tăng vốn trên TTCK, nhưng đến giờ vẫn chưa thể đuổi kịp các ông lớn ở tốp trên.

Trong khi đó cũng không thể khẳng định được VĐL của BID, CTG hay VCB đã “đủ lớn” để không cần tăng thêm. Trong một chặng đường kinh doanh điều bắt buộc luôn phải làm mới, củng cố sức mạnh và tùy theo hệ tham chiếu có thể lớn với NH này, quy mô hơn NH kia nhưng so với những khu vực khác lại nhỏ. Mặt khác, ngay chính những NH này khi bước vào một đợt tăng vốn cũng bộc lộ những sự thận trọng từ phía các cổ đông.

Chẳng hạn so sánh với điều kiện của thị trường, đánh giá CP có bị pha loãng không chứ không phải tất cả đều dễ dàng. Tất cả nói lên một điều, dù đã lên sàn việc tăng vốn cũng không đơn giản như trước, ngay cả với những NH tốt nhất.

Vậy tăng vốn đối với các NH dưới sàn sẽ như thế nào? Có thể kể đến 2 giải pháp phổ biến là phát hành cho cổ đông hiện hữu hoặc cho đối tác chiến lược. Nhưng hiện tại khác với 5-7 năm trước, dù muốn tăng vốn cũng không dễ.

Do vậy hiếm có NH nào chưa niêm yết giá CP có thể trên 1.0. Vậy khi giá CP dưới 1.0 làm sao có thể phát hành với giá 1.0? Ngoài vấn đề giá, cũng nên bàn đến khả năng có thể mua được hay không từ phía các cổ đông. Với các cổ đông của các NH chưa niêm yết, nhất là cổ đông nhỏ lẻ, nếu còn giữ CP đến lúc này vì vẫn còn niềm tin với NH, hoặc có thể không muốn bán vì giá thấp, hoặc vì lý do nào khác cũng là chuyện chẳng đặng đừng.

Trừ khi NH đảm bảo chuyện phát hành rồi niêm yết, còn lại chắc họ không muốn chôn vốn bằng việc mua thêm CP. Chỉ riêng việc NH trì hoãn niêm yết lý do không rõ ràng cũng tạo ra tâm lý cho cổ đông và có lẽ NH cũng đã dự báo được điều này nên cũng không tính đến chuyện tăng vốn. Nhưng càng để lâu không tăng vốn, NH sẽ càng mất đi lợi thế cạnh tranh so với các NH khác, điều này có thể phản ánh trực tiếp vào kết quả kinh doanh. Đó là câu chuyện của cổ đông nhỏ lẻ, còn với cổ đông lớn cũng gặp không ít thách thức.

Cổ đông lớn không phải là tất cả

Điều dễ thấy là NHNN đang quyết liệt xử lý hiện tượng sở hữu chéo NH nên sẽ khó có chuyện dòng tiền có thể “qua lại” trong những đợt tăng vốn, thay vào đó đòi hỏi dòng tiền thực chất từ phía bên góp vốn. Điều dễ thấy NH vốn càng nhỏ, hoạt động kém hiệu quả áp lực tăng vốn càng lớn và cũng khó thực hiện tăng vốn. Mặc dù việc tăng vốn như thế nào tùy tình hình của NH và phương án của ĐHCĐ quyết, nhưng cũng có thể dự báo được số vốn tăng thêm cũng sẽ ở mức “ngàn tỷ”.

Thí dụ một NH có VĐL 3.000 tỷ đồng, nếu tăng VĐL lên 10-20% sẽ không “thấm” bởi VĐL có bổ sung thêm 300-600 tỷ đồng khoảng cách với các NH khác cũng không dễ gì thu hẹp. Vậy nếu muốn tăng cho nhanh con số sẽ phải từ mốc 1.000 tỷ đồng trở lên. Nhưng khi cổ đông nhỏ lẻ không mặn mà sự nhờ cậy nằm ở cổ đông lớn. Nhưng cổ đông lớn có sẵn sàng bơm thêm tiền cho NH hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Thứ nhất, năng lực tài chính của cổ đông lớn trong trường hợp làm ăn không hiệu quả sẽ tác động đến dòng tiền có thể quay trở lại tái đầu tư. Đó là chưa kể nhiệt huyết, kỳ vọng của cổ đông lớn có thể bị sụt giảm sau một giai đoạn khó khăn.

Thứ hai, việc bơm thêm tiền đòi hỏi sự gắn bó lâu dài để hoạch định chiến lược dài hơi củng cố uy tín thương hiệu và cả con người nên dù có mạnh về tiền chưa hẳn đã là một lợi thế. Đơn cử như NH hiện nay muốn tuyển được một tổng giám đốc thạo việc cũng không phải dễ dàng, nhất là những người sẵn sàng đứng mũi chịu sào tại các NH khó khăn.

Thứ ba, việc chào bán cho đối tác chiến lược cũng có thể là một giải pháp được tính đến, tuy nhiên NH hiện nay không còn “hot” như trước nên để bán được CP với giá tốt cũng không dễ.

Thậm chí, với những NH không chứng tỏ được một lợi thế cạnh tranh đặc biệt khả năng bị ép giá không phải là không có. Còn nếu đặt trong bối cảnh CP NH đang niêm yết vẫn tiếp tục có những diễn biến tích cực, không ít NĐT có thể lựa chọn việc mua trên sàn, dễ thanh khoản, hàng chất lượng hơn là đi mua hàng dưới sàn có giá rẻ nhưng lại phải chờ đợi, thăm dò, thương lượng đủ các kiểu. Nói đến đây, sẽ thấy rằng, nếu không niêm yết, cửa tăng vốn của các NH sẽ bị thu hẹp lại đáng kể, qua đó tác động đến năng lực hoạt động.

Lên sàn thể hiện đẳng cấp

Như vậy có thể thấy giải pháp niêm yết sẽ giải quyết được vấn đề ngay trong ngắn hạn. Đối với CP NH niêm yết trên TTCK có một sự trùng hợp tương đối về vị thế của NH với giá CP, tức NH tốt giá CP cao. Việc nhiều CP NH bùng nổ những ngày qua có thể khiến cho các NH nếu trong thời gian tới có ý định niêm yết dễ thở hơn.

Thí dụ: Nếu CP NH không nổi sóng sẽ có một loạt mã chỉ quanh quẩn tại vùng giá khoảng 1.5. Một NH mới lên sàn, nếu chọn mức giá chào sàn  1.0 có khi lực bán ra trong những ngày đầu do sức ép từ thanh khoản của cổ đông có thể đẩy giá xuống dưới ngưỡng này. Song khi đã thủng 1.0 việc quay lại không dễ, ngoài chuyện phụ thuộc vào KQKD, mức độ yêu thích và sự kỳ vọng của NĐT.

Trong trường hợp nếu chào sàn với giá tầm 1.2-1.3 cho chắc, sự chênh lệch với những CP có giá 1.4-1.5 không nhiều, cũng không thể kích thích được “lòng tham” từ NĐT. Vậy nên, nếu CP NH đang niêm yết tạo ra một mặt bằng giá mới, với nhiều mã tăng vượt mốc 1.5 sẽ còn “dư địa” để các NH khác chọn một mức giá chào sàn phù hợp.

Mặt khác, nếu NH niêm yết có giá thấp, có những tín hiệu khả quan sẽ nhận được nhiều hơn sự kỳ vọng nhờ vào việc mình là “hàng mới” và có giá tốt. Và khi đã ở trên cái chợ lớn, nỗi lo không bán được hàng sẽ giảm đi, chỉ cần bán đúng giá sẽ có người mua. Vậy nên ngoài sự đốc thúc từ các cơ quan quản lý, có lẽ đã đến lúc các NH chưa niêm yết cần tự nhìn nhận lại việc này và có quyết định đúng đắn cho sự phát triển của mình. 

Các tin khác