Tín dụng VNĐ có xu hướng tăng

Với chính sách thắt chặt cung tiền của NHNN, nhiều dự đoán tăng trưởng tín dụng tiền đồng sẽ giảm trước áp lực lãi suất cho vay cao và chủ trương siết tín dụng lĩnh vực phi sản xuất. Tuy nhiên, nhiều NHTM cho biết cầu tín dụng tiền đồng đang có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Với chính sách thắt chặt cung tiền của NHNN, nhiều dự đoán tăng trưởng tín dụng tiền đồng sẽ giảm trước áp lực lãi suất cho vay cao và chủ trương siết tín dụng lĩnh vực phi sản xuất. Tuy nhiên, nhiều NHTM cho biết cầu tín dụng tiền đồng đang có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Thị trường ngoại hối bớt căng thẳng

Theo số liệu ngày 6-4 của NHNN, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ trong quý I vẫn cao hơn tín dụng tiền đồng. Cụ thể, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 3,67%, trong đó tín dụng VNĐ tăng 1,43%, tín dụng ngoại tệ tăng tới 12,06%. Điều này nối tiếp xu hướng bùng nổ tín dụng ngoại tệ trong năm 2010 (tăng tới 37,76%). Tuy nhiên, theo NHNN mức 12,06% của tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có hư số lớn từ việc tăng mạnh tỷ giá ngày 11-2 khoảng 7,18%.

Lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức cao, do sự tăng trưởng nguyên liệu trên thị trường thế giới khiến giá điện, xăng trong nước tăng cao. Việc NHNN tăng các loại lãi suất chủ chốt sẽ làm tăng trưởng tín dụng chậm lại, khả năng đến quý IV lãi suất mới có thể giảm. Chúng tôi mong Việt Nam nên tiếp tục các biện pháp thắt chặt tiền tệ.

Ông Paul Gruenwald,
Kinh tế trưởng khu vực châu Á, NH ANZ

Trừ hư số này, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ khoảng 4,8%, vẫn vượt trội so với tăng trưởng tín dụng VNĐ. Dù mức tăng trưởng tín dụng chung 3,67% được đánh giá đúng với định hướng kiềm chế dưới 20% cho cả năm, nhưng vẫn thấp. Nguyên nhân do lãi suất quá cao là rào cản đối với các nhu cầu vay vốn trong thời gian qua, cùng với đó là khó khăn thanh khoản đang bộc lộ trong hệ thống NHTM khi NHNN hạn chế bơm vốn qua thị trường mở.

Bà Phan Thị Thanh Bình, Giám đốc khối thị trường tài chính của ANZ Việt Nam, cho rằng lãi suất tiền đồng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi áp lực của Thông tư 07 của NHNN về hạn chế đối tượng vay ngoại tệ sẽ có tác động ngắn, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chuyển từ vay USD sang vay tiền đồng. Nhất là khi Thông tư 07 quy định các doanh nghiệp nhập khẩu vay ngoại tệ phải chứng minh nguồn ngoại tệ trả nợ trong tương lai.

Theo bà Bình, không NHTM nào dám cam kết có nguồn ngoại tệ trong tương lai để bán cho doanh nghiệp. Vì vậy, tất yếu các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ hạn chế vay ngoại tệ và chuyển sang vay tiền đồng để mua ngoại tệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ sẽ thuận lợi hơn trong những tháng tới bởi thị trường ngoại hối đã bớt căng thẳng.

Từ hiệu ứng của chính sách thắt chặt tiền tệ, các doanh nghiệp không còn găm giữ ngoại tệ (vì chi phí găm giữ lớn khi lãi suất VNĐ cao). Ngoài ra, nguồn cung ngoại tệ đã được cải thiện do tổng công ty, tập đoàn kinh tế bán lại và nhu cầu về ngoại tệ sau Tết giảm. Vì vậy, trong ngắn hạn 3-6 tháng nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp xuất khẩu vẫn cao.

Giải pháp phòng rủi ro

Mặc dù đồng tình với quan điểm cho rằng thị trường ngoại hối bớt căng thẳng, nhưng theo một chuyên gia NH, áp lực về tỷ giá vẫn cao do thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán dự báo vẫn ở mức cao. Các công cụ hành chính hiện tại đang áp dụng cũng chỉ có tác dụng trong ngắn hạn.

Thông tư 07 của NHNN hạn chế đối tượng vay ngoại tệ, đã khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang vay tiền đồng. Ảnh: LÃ ANH

Thông tư 07 của NHNN hạn chế đối tượng vay ngoại tệ, đã khiến nhiều
doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang vay tiền đồng. Ảnh: LÃ ANH

Vì vậy, việc chọn nợ bằng ngoại tệ chỉ là giải pháp trong ngắn hạn với các doanh nghiệp. Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần lên kế hoạch phòng chống rủi ro cả về lãi suất và tỷ giá. Đáp ứng điều này, gần đây hàng loạt NH cổ phần đã chào mời khách hàng các chương trình phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, như hoán đổi ngoại tệ, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, quyền chọn mua ngoại tệ, hoán đổi lãi suất…

Tuy nhiên, nhiều NHTM cho biết hiện nay cả NH và doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà phát triển các nghiệp vụ phái sinh. Điều này không phải do doanh nghiệp ngại phí sử dụng nghiệp vụ phái sinh mà do những bất cập ở quy định từ NHNN. Cụ thể, với nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn, NHNN quy định trần tính điểm kỳ hạn theo lãi suất cơ bản 9%/năm, trong khi hiện nay lãi suất trên thị trường ít nhất là 14%/năm.

Nhiều NHTM đã kiến nghị điều này và NHNN đang xem xét để chỉnh sửa. Tuy nhiên, có thể thấy NHNN quy định trần như vậy nhằm hạn chế việc tính điểm kỳ hạn cao đẩy mức kỳ vọng tăng tỷ giá của các doanh nghiệp và NHTM. Do vậy, ngay cả với các NHTM và doanh nghiệp, dù muốn thực hiện các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cũng chỉ có giới hạn nhất định.

Các tin khác